Với các chỉ báo “sức khỏe” như chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,55% so với tháng 12/2011, nhập siêu bằng 1% kim ngạch xuất khẩu trong khi GDP vẫn đạt được mức tăng trưởng 4%, kinh tế quý 1 năm 2012 đã có được bước khởi đầu đúng hướng, tích cực, giúp thực hiện mục tiêu cao nhất là ổn định vĩ mô.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra với công tác điều hành vĩ mô cũng rất lớn khi nền kinh tế bắt đầu bộc lộ trạng thái “trễ nải.”
Tổng cầu đang giảm mạnh
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế quý 1 năm 2012, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành khẳng định dưới góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, ba chỉ số quan trọng đo lường “sức khỏe” nền kinh tế là lạm phát, nhập siêu và GDP đúng là các biến số tích cực phản ánh sự ổn định tiền tệ khi áp lực lên tỷ giá đã được giảm bớt, giúp tiền đồng Việt Nam trở nên có giá hơn.
Tuy nhiên, dưới góc độ sản xuất kinh doanh thương mại với biến số nhập siêu quý 1 chỉ bằng 1% so với kim ngạch xuất khẩu này phản ánh hoạt động sản xuất, tiêu dùng và cả đầu tư đang gặp khó khăn.
Việc nhập khẩu thiết bị máy móc ở nhiều ngành giảm mạnh trong khi tồn kho tăng cao cho thấy sản xuất đang bị đình trệ và nền kinh tế bắt đầu bộc lộ sự “trễ nải” hay nói cách khác tổng cầu đang giảm rất mạnh, tiến sỹ Thành nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức khẳng định tỷ lệ nhập siêu rất thấp so với mọi quý của các năm gần đây là con số “mừng thì ít mà lo thì nhiều.”
Với đặc điểm là nước đang phát triển và ngành công nghiệp hiện vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp từ điện tử đến dệt may, nhập siêu trong suốt thời gian qua chủ yếu là nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong quý 1 cực thấp chứng tỏ sản xuất trong nước đang hết sức khó khăn cũng như thị trường tiêu thụ hàng hóa không có đầu ra.
Đây là tín hiệu cần đặc biệt lưu ý trong quá trình quản lý, điều hành vĩ mô bởi tạo ra cán cân thương mại không âm không phải là bản chất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tiến sỹ Đỗ Thức chỉ rõ.
Trong khi đó, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Thị Hồng cũng bày tỏ sự lo lắng rất rõ bởi không chỉ kim ngạch xuất khẩu nông sản quý 1 này vẫn “giậm chân tại chỗ” so với cùng kỳ năm ngoái (trong khi kim ngạch xuất khẩu cả nước đã tăng tới 23,6%) mà ngay cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, càphê, cao su, sắn đều đang trong xu hướng giảm giá.
Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi kim ngạch xuất khẩu quý 1 đã đạt tới 24,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2011 nhưng đại diện Bộ Công Thương trong giao ban Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây vẫn bày tỏ hoài nghi về khả năng hiện thực hóa mục tiêu để có được kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 là 108,8 tỷ USD. Bởi điều này đồng nghĩa với việc phải “gồng” hết sức lực để đạt kim ngạch bình quân 9,36 tỷ USD/tháng trong ba quý còn lại.
Trong khi đó, theo tiết lộ của các đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư của hai “đầu tàu kinh tế” là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể đã tăng mạnh trong quý 1 bởi những khó khăn về kinh tế như giá cả đầu vào và lãi suất vay vốn đều rất cao trong khi đầu ra lại cực khó khăn.
Giải pháp “hạ cánh mềm”
Thực hiện mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thực hiện tái cấu trúc kinh tế, Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi bằng việc sản xuất kinh doanh kém sôi động, doanh nghiệp ít nhiều phải “trả giá” trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng giảm mạnh như hiện nay, nếu cứ để khó khăn tái diễn thì nền kinh tế sẽ bị “sốc nặng” và như vậy sẽ không còn gì là ổn định.
Vì vậy, mấu chốt nằm ở chính nghệ thuật điều hành và vấn đề đặt ra là xác định đúng mức độ nghiêm trọng hiện nay của nền kinh tế, mức độ trì trệ của sản xuất kinh doanh và đầu tư để có ứng phó chính sách đúng nhất, sớm nhất, tiến sỹ Thành nhấn mạnh.
Theo tiến sỹ Thành, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có xu hướng được cải thiện tích cực với cán cân thanh toán, cán cân thương mại, lạm phát đang có xu hướng giảm dần và sẽ tiếp tục giảm. Tháng Tư tới đây, lạm phát bình quân theo năm sẽ chỉ xoay quanh mức 12,5%, thậm chí thấp hơn.
Thanh khoản ngân hàng hiện vẫn khó khăn nhưng không còn mang tính bao trùm như cách đây vài tháng và thanh khoản khó khăn chỉ còn chiếm khoảng 6-7%, cơ bản tập trung ở 9 ngân hàng yếu kém thuộc diện kiểm soát chặt.
Với đặc điểm lãi suất ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vấn đề xử lý nội bộ ngân hàng nên khi Ngân hàng Nhà nước xử lý được vấn đề thanh khoản và nợ xấu tại chín ngân hàng yếu kém trong vòng 1-2 tháng tới, cộng với các chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện thì không có lý do gì để không hạ lãi suất thương mại.
Hơn thế, với điều kiện cụ thể được cải thiện, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể bỏ trần lãi suất huy động tiền đồng nhằm đưa lãi suất gần với thị trường hơn. Tuy nhiên, năng lực giám sát tài chính của cơ quan chức năng cần tiếp tục phải tăng cường.
Đề xuất các giải pháp “hạ cánh mềm” tại thời điểm này, tiến sỹ Thành cho biết Chính phủ hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ để danh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay mới, đầu tư đẩy mạnh sản xuất.
Với thị trường bất động sản, nhất là với các phân khúc cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở một số thành phố lớn, Chính phủ có thể “làm ấm nước” thông qua việc phát hành trái phiếu để mua lại một số bất động sản, chuyển đổi công năng để làm trụ sở, văn phòng, nhà công vụ của bộ máy nhà nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện tín hiệu thị trường bất động sản chưa bình thường và Chính phủ với điều kiện sức lực có hạn không thể hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nên hoạt động hỗ trợ phải chấp nhận những “méo mó” nhất định làm nảy sinh tiêu cực “xin cho” và lợi ích nhóm.
Vì vậy, “mấu chốt” để triển khai hỗ trợ chính là phải xem xét kỹ lưỡng, phải có tiêu chí minh mạch và phải có cơ chế giám sát chặt chẽ. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp này, “đáy suy giảm sẽ có thể kết thúc ở quý 1, cùng lắm là giữa quý 2 và sau đó sẽ có sự đi lên,” tiến sỹ Thành bày tỏ lạc quan.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Đỗ Thị Nhung, với phương châm doanh nghiệp phát triển thì ngân hàng mới khỏe mạnh, thời gian vừa qua, một loạt các chính sách lãi suất và trần lãi suất đã được điều chỉnh giảm 1%.
Lộ trình đến cuối năm, nếu lạm phát có xu hướng giảm và kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực, thanh khoản của các ngân hàng tốt thì Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm mỗi quý 1% lãi suất huy động và mục tiêu đến cuối năm thì lãi suất huy động sẽ xoay quanh 10-11%.
Cộng với mức chênh lệch 3-4%, lãi suất cho vay sẽ giảm tương ứng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng. Tuy nhiên, do đã có quy chế nên việc cho vay vốn thuộc thẩm quyền của các ngân hàng thương mại nên với các doanh nghiệp yếu kém ngân hàng không thể nào cho vay được.
Chia sẻ về quan điểm này, tiến sỹ Đỗ Thức cũng bày tỏ quan điểm thận trọng là giá cả năm nay sẽ có xu hướng tăng chậm hơn so với năm 2011, CPI quý 1 cũng đã “hạ nhiệt” nhưng vào thời điểm này, nếu vừa thấy CPI hạ nhiệt đã vội nới lỏng chính sách tiền tệ là chưa hợp lý.
Chính sách tiền tệ vẫn phải duy trì thận trọng đi kèm với việc phân loại đối tượng ưu tiên để có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn thương mại.
Theo đó, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế như hiện nay, việc hỗ trợ chỉ nên tập trung cho các các hộ sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu và xuất khẩu thay vì phải gồng sức giảm lãi suất vay thương mại cho tất cả các đối tượng, tiến sỹ Đỗ Thức khẳng định./.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra với công tác điều hành vĩ mô cũng rất lớn khi nền kinh tế bắt đầu bộc lộ trạng thái “trễ nải.”
Tổng cầu đang giảm mạnh
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế quý 1 năm 2012, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành khẳng định dưới góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, ba chỉ số quan trọng đo lường “sức khỏe” nền kinh tế là lạm phát, nhập siêu và GDP đúng là các biến số tích cực phản ánh sự ổn định tiền tệ khi áp lực lên tỷ giá đã được giảm bớt, giúp tiền đồng Việt Nam trở nên có giá hơn.
Tuy nhiên, dưới góc độ sản xuất kinh doanh thương mại với biến số nhập siêu quý 1 chỉ bằng 1% so với kim ngạch xuất khẩu này phản ánh hoạt động sản xuất, tiêu dùng và cả đầu tư đang gặp khó khăn.
Việc nhập khẩu thiết bị máy móc ở nhiều ngành giảm mạnh trong khi tồn kho tăng cao cho thấy sản xuất đang bị đình trệ và nền kinh tế bắt đầu bộc lộ sự “trễ nải” hay nói cách khác tổng cầu đang giảm rất mạnh, tiến sỹ Thành nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức khẳng định tỷ lệ nhập siêu rất thấp so với mọi quý của các năm gần đây là con số “mừng thì ít mà lo thì nhiều.”
Với đặc điểm là nước đang phát triển và ngành công nghiệp hiện vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp từ điện tử đến dệt may, nhập siêu trong suốt thời gian qua chủ yếu là nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong quý 1 cực thấp chứng tỏ sản xuất trong nước đang hết sức khó khăn cũng như thị trường tiêu thụ hàng hóa không có đầu ra.
Đây là tín hiệu cần đặc biệt lưu ý trong quá trình quản lý, điều hành vĩ mô bởi tạo ra cán cân thương mại không âm không phải là bản chất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tiến sỹ Đỗ Thức chỉ rõ.
Trong khi đó, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Thị Hồng cũng bày tỏ sự lo lắng rất rõ bởi không chỉ kim ngạch xuất khẩu nông sản quý 1 này vẫn “giậm chân tại chỗ” so với cùng kỳ năm ngoái (trong khi kim ngạch xuất khẩu cả nước đã tăng tới 23,6%) mà ngay cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, càphê, cao su, sắn đều đang trong xu hướng giảm giá.
Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi kim ngạch xuất khẩu quý 1 đã đạt tới 24,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2011 nhưng đại diện Bộ Công Thương trong giao ban Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây vẫn bày tỏ hoài nghi về khả năng hiện thực hóa mục tiêu để có được kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 là 108,8 tỷ USD. Bởi điều này đồng nghĩa với việc phải “gồng” hết sức lực để đạt kim ngạch bình quân 9,36 tỷ USD/tháng trong ba quý còn lại.
Trong khi đó, theo tiết lộ của các đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư của hai “đầu tàu kinh tế” là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể đã tăng mạnh trong quý 1 bởi những khó khăn về kinh tế như giá cả đầu vào và lãi suất vay vốn đều rất cao trong khi đầu ra lại cực khó khăn.
Giải pháp “hạ cánh mềm”
Thực hiện mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thực hiện tái cấu trúc kinh tế, Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi bằng việc sản xuất kinh doanh kém sôi động, doanh nghiệp ít nhiều phải “trả giá” trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng giảm mạnh như hiện nay, nếu cứ để khó khăn tái diễn thì nền kinh tế sẽ bị “sốc nặng” và như vậy sẽ không còn gì là ổn định.
Vì vậy, mấu chốt nằm ở chính nghệ thuật điều hành và vấn đề đặt ra là xác định đúng mức độ nghiêm trọng hiện nay của nền kinh tế, mức độ trì trệ của sản xuất kinh doanh và đầu tư để có ứng phó chính sách đúng nhất, sớm nhất, tiến sỹ Thành nhấn mạnh.
Theo tiến sỹ Thành, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có xu hướng được cải thiện tích cực với cán cân thanh toán, cán cân thương mại, lạm phát đang có xu hướng giảm dần và sẽ tiếp tục giảm. Tháng Tư tới đây, lạm phát bình quân theo năm sẽ chỉ xoay quanh mức 12,5%, thậm chí thấp hơn.
Thanh khoản ngân hàng hiện vẫn khó khăn nhưng không còn mang tính bao trùm như cách đây vài tháng và thanh khoản khó khăn chỉ còn chiếm khoảng 6-7%, cơ bản tập trung ở 9 ngân hàng yếu kém thuộc diện kiểm soát chặt.
Với đặc điểm lãi suất ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vấn đề xử lý nội bộ ngân hàng nên khi Ngân hàng Nhà nước xử lý được vấn đề thanh khoản và nợ xấu tại chín ngân hàng yếu kém trong vòng 1-2 tháng tới, cộng với các chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện thì không có lý do gì để không hạ lãi suất thương mại.
Hơn thế, với điều kiện cụ thể được cải thiện, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể bỏ trần lãi suất huy động tiền đồng nhằm đưa lãi suất gần với thị trường hơn. Tuy nhiên, năng lực giám sát tài chính của cơ quan chức năng cần tiếp tục phải tăng cường.
Đề xuất các giải pháp “hạ cánh mềm” tại thời điểm này, tiến sỹ Thành cho biết Chính phủ hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ để danh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay mới, đầu tư đẩy mạnh sản xuất.
Với thị trường bất động sản, nhất là với các phân khúc cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở một số thành phố lớn, Chính phủ có thể “làm ấm nước” thông qua việc phát hành trái phiếu để mua lại một số bất động sản, chuyển đổi công năng để làm trụ sở, văn phòng, nhà công vụ của bộ máy nhà nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện tín hiệu thị trường bất động sản chưa bình thường và Chính phủ với điều kiện sức lực có hạn không thể hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nên hoạt động hỗ trợ phải chấp nhận những “méo mó” nhất định làm nảy sinh tiêu cực “xin cho” và lợi ích nhóm.
Vì vậy, “mấu chốt” để triển khai hỗ trợ chính là phải xem xét kỹ lưỡng, phải có tiêu chí minh mạch và phải có cơ chế giám sát chặt chẽ. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp này, “đáy suy giảm sẽ có thể kết thúc ở quý 1, cùng lắm là giữa quý 2 và sau đó sẽ có sự đi lên,” tiến sỹ Thành bày tỏ lạc quan.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Đỗ Thị Nhung, với phương châm doanh nghiệp phát triển thì ngân hàng mới khỏe mạnh, thời gian vừa qua, một loạt các chính sách lãi suất và trần lãi suất đã được điều chỉnh giảm 1%.
Lộ trình đến cuối năm, nếu lạm phát có xu hướng giảm và kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực, thanh khoản của các ngân hàng tốt thì Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm mỗi quý 1% lãi suất huy động và mục tiêu đến cuối năm thì lãi suất huy động sẽ xoay quanh 10-11%.
Cộng với mức chênh lệch 3-4%, lãi suất cho vay sẽ giảm tương ứng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng. Tuy nhiên, do đã có quy chế nên việc cho vay vốn thuộc thẩm quyền của các ngân hàng thương mại nên với các doanh nghiệp yếu kém ngân hàng không thể nào cho vay được.
Chia sẻ về quan điểm này, tiến sỹ Đỗ Thức cũng bày tỏ quan điểm thận trọng là giá cả năm nay sẽ có xu hướng tăng chậm hơn so với năm 2011, CPI quý 1 cũng đã “hạ nhiệt” nhưng vào thời điểm này, nếu vừa thấy CPI hạ nhiệt đã vội nới lỏng chính sách tiền tệ là chưa hợp lý.
Chính sách tiền tệ vẫn phải duy trì thận trọng đi kèm với việc phân loại đối tượng ưu tiên để có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn thương mại.
Theo đó, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế như hiện nay, việc hỗ trợ chỉ nên tập trung cho các các hộ sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu và xuất khẩu thay vì phải gồng sức giảm lãi suất vay thương mại cho tất cả các đối tượng, tiến sỹ Đỗ Thức khẳng định./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)