Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jose Manuel Barroso ngày 5/9 khẳng định kinh tế châu Âu sẽ không trở lại tình trạng suy thoái lần thứ hai và đồng euro vẫn "vững mạnh."
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Australia Juia Gillard tại Canberra, Australia, Chủ tịch Barroso cho biết EC và chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực để giải quyết vấn đề nợ trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ông Barroso nói rằng Eurozone vẫn duy trì sức mạnh và các nhà lãnh đạo trong khu vực đang tự tin đối diện với các vấn đề. Ngoài ra, các nhà phân tích của EU còn dự báo kinh tế của châu lục này tăng trưởng chậm, nhưng chắc chắn.
Chủ tịch EC cũng đưa ra những đánh giá trên sau khi Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor (S&P) tuần trước cho rằng hiện có nguy cơ xảy ra cuộc suy thoái kép ở khu vực châu Âu. Tuy nhiên, S&P cho rằng điều này có thể tránh được.
S&P dự báo tăng trưởng kinh tế của toàn bộ 17 quốc gia trong Eurozone sẽ tăng 1,7% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 1,9% trước đó.
Cùng ngày, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy, đồng thời là người sẽ tiếp quản chức Chủ tịch ECB vào cuối năm nay, ông Mario Draghi đã kêu gọi chính phủ các nước châu Âu sớm hoàn tất việc góp vốn cho quỹ cứu trợ khu vực, động thái giúp giảm nhẹ gánh nặng mua trái phiếu chính phủ của ECB.
Trong bối cảnh một số nước trong Eurozone đang trì hoãn việc thực thi các cuộc cải cách Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), vốn được nhất trí hồi tháng Bảy vừa qua, hai nhà lãnh đạo ngân hàng cảnh báo rằng bất cứ sự trì hoãn nào cũng sẽ làm cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro thêm tồi tệ./.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Australia Juia Gillard tại Canberra, Australia, Chủ tịch Barroso cho biết EC và chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực để giải quyết vấn đề nợ trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ông Barroso nói rằng Eurozone vẫn duy trì sức mạnh và các nhà lãnh đạo trong khu vực đang tự tin đối diện với các vấn đề. Ngoài ra, các nhà phân tích của EU còn dự báo kinh tế của châu lục này tăng trưởng chậm, nhưng chắc chắn.
Chủ tịch EC cũng đưa ra những đánh giá trên sau khi Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor (S&P) tuần trước cho rằng hiện có nguy cơ xảy ra cuộc suy thoái kép ở khu vực châu Âu. Tuy nhiên, S&P cho rằng điều này có thể tránh được.
S&P dự báo tăng trưởng kinh tế của toàn bộ 17 quốc gia trong Eurozone sẽ tăng 1,7% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 1,9% trước đó.
Cùng ngày, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy, đồng thời là người sẽ tiếp quản chức Chủ tịch ECB vào cuối năm nay, ông Mario Draghi đã kêu gọi chính phủ các nước châu Âu sớm hoàn tất việc góp vốn cho quỹ cứu trợ khu vực, động thái giúp giảm nhẹ gánh nặng mua trái phiếu chính phủ của ECB.
Trong bối cảnh một số nước trong Eurozone đang trì hoãn việc thực thi các cuộc cải cách Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), vốn được nhất trí hồi tháng Bảy vừa qua, hai nhà lãnh đạo ngân hàng cảnh báo rằng bất cứ sự trì hoãn nào cũng sẽ làm cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro thêm tồi tệ./.
(TTXVN/Vietnam+)