Báo cáo “Tình hình và những triển vọng kinh tế thế giới năm 2013” được Liên hợp quốc công bố ngày 17/1, dự đoán tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vẫn chậm chạp, ở mức khoảng 6,1%, cho dù xuất khẩu và đầu tư của nước này có thể khả quan hơn năm 2012.
Dự đoán mức tăng trưởng 6,1% này tốt hơn so với mức dự kiến 5,5% của năm 2012, song thấp hơn nhiều so với dự báo 7,2% mà Liên hợp quốc đưa ra hồi tháng 6/2012.
Báo cáo nêu rõ: “GDP của Ấn Độ sẽ tăng 6,1% trong năm 2013 và 6,5% trong năm 2014 nhờ xuất khẩu và đầu tư mạnh hơn. Nhu cầu đầu tư của Ấn Độ dự kiến phản ứng tốt hơn trước sự ổn định của chính sách tài chính và sự cải thiện lòng tin của giới doanh nghiệp."
Nhà kinh tế trưởng của Ủy ban kinh tế và xã hội về châu Á và Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP), Nagesh Kumar, cho rằng Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong dài hạn.
Ấn Độ và Trung Quốc đang đóng một vai trò chủ chốt trong tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Việc tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ ở mức thấp 5,5% trong năm 2012 phản ánh nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu đầu tư yếu do tỷ lệ lạm phát cao dai dẳng, thâm hụt tài chính lớn và những bế tắc chính trị.
Những yếu tố trên có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong hai năm tới cho dù dự kiến có sự phục hồi nhẹ.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ấn Độ đã giảm từ mức trên 9% năm 2010 xuống khoảng 5,5% trong năm 2012, mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Đề cập đến các biện pháp kiềm chế lạm phát tại Ấn Độ, ông Nagesh Kumar cho rằng thắt chặt tiền tệ không phải là một “công cụ đúng..Ông hy vọng Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới.
Chỉ số lạm phát giá bán sỉ (WPI) của Ấn Độ trong tháng 12/2012 đã giảm xuống 7,18% nhưng chỉ số lạm phát giá bán lẻ vẫn ở mức hai con số là 10,56%.
Tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ không giảm xuống mức mong đợi 4-5% của RBI mặc dù Ngân hàng trung ương này vẫn theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát giá cả.
Báo cáo trên cũng cho biết tăng trưởng kinh tế ở các nước Nam Á trong năm 2012 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Báo cáo viết: "Sau mức tăng trưởng 5,8% trong năm 2011, GDP của khu vực Nam Á chỉ tăng 4,4% trong năm 2012; dự kiến tăng trưởng GDP của khu vực này sẽ đạt 5% trong năm 2013 và 5,7% trong năm 2014, nhờ sự phục hồi kinh tế dần dần tại Ấn Độ. Nền kinh tế Ấn Độ chiếm khoảng 3/4 tổng GDP của khu vực Nam Á"./.
Dự đoán mức tăng trưởng 6,1% này tốt hơn so với mức dự kiến 5,5% của năm 2012, song thấp hơn nhiều so với dự báo 7,2% mà Liên hợp quốc đưa ra hồi tháng 6/2012.
Báo cáo nêu rõ: “GDP của Ấn Độ sẽ tăng 6,1% trong năm 2013 và 6,5% trong năm 2014 nhờ xuất khẩu và đầu tư mạnh hơn. Nhu cầu đầu tư của Ấn Độ dự kiến phản ứng tốt hơn trước sự ổn định của chính sách tài chính và sự cải thiện lòng tin của giới doanh nghiệp."
Nhà kinh tế trưởng của Ủy ban kinh tế và xã hội về châu Á và Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP), Nagesh Kumar, cho rằng Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong dài hạn.
Ấn Độ và Trung Quốc đang đóng một vai trò chủ chốt trong tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Việc tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ ở mức thấp 5,5% trong năm 2012 phản ánh nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu đầu tư yếu do tỷ lệ lạm phát cao dai dẳng, thâm hụt tài chính lớn và những bế tắc chính trị.
Những yếu tố trên có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong hai năm tới cho dù dự kiến có sự phục hồi nhẹ.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ấn Độ đã giảm từ mức trên 9% năm 2010 xuống khoảng 5,5% trong năm 2012, mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Đề cập đến các biện pháp kiềm chế lạm phát tại Ấn Độ, ông Nagesh Kumar cho rằng thắt chặt tiền tệ không phải là một “công cụ đúng..Ông hy vọng Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới.
Chỉ số lạm phát giá bán sỉ (WPI) của Ấn Độ trong tháng 12/2012 đã giảm xuống 7,18% nhưng chỉ số lạm phát giá bán lẻ vẫn ở mức hai con số là 10,56%.
Tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ không giảm xuống mức mong đợi 4-5% của RBI mặc dù Ngân hàng trung ương này vẫn theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát giá cả.
Báo cáo trên cũng cho biết tăng trưởng kinh tế ở các nước Nam Á trong năm 2012 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Báo cáo viết: "Sau mức tăng trưởng 5,8% trong năm 2011, GDP của khu vực Nam Á chỉ tăng 4,4% trong năm 2012; dự kiến tăng trưởng GDP của khu vực này sẽ đạt 5% trong năm 2013 và 5,7% trong năm 2014, nhờ sự phục hồi kinh tế dần dần tại Ấn Độ. Nền kinh tế Ấn Độ chiếm khoảng 3/4 tổng GDP của khu vực Nam Á"./.
Minh Lý (TTXVN)