Hội nghị khoa học quốc tế “Phát triển thể thao-Tầm nhìn Olympic” diễn ra tại Hà Nội ngày 21/11 đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, giảng dạy, quản lý, chuyên gia đầu ngành đến từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của Việt Nam và các quốc gia như Trung Quốc, Liên bang Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào.
Giáo sư-tiến sỹ Lâm Quang Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nêu rõ hội nghị là diễn đàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước công bố kết quả nghiên cứu mới nhất trên lĩnh vực sinh học, dinh dưỡng, hồi phục, phòng chống doping trong thể thao cùng với các chính sách phát triển các môn thể thao Olympic, thể thao chuyên nghiệp trong nước và trên thế giới.
Đây cũng là dịp đề xuất giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao, góp phần phát triển thành tích thể thao Việt Nam đồng thời khơi dậy tinh thần, thái độ khoa học của những người làm công tác thể dục thể thao Việt Nam.
Kết quả của hội nghị sẽ là cơ sở để xây dựng chính sách và các giải pháp khoa học cho sự phát triển thể dục thể thao, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt gắn kết khoa học với huấn luyện thể thao, đào tạo vận động viên cấp cao theo tầm nhìn Olympic tại Việt Nam.
Trong 8 kỳ thế vận hội Olympic, đoàn thể thao Việt Nam tham dự được 7 kỳ nhưng chỉ giành được thành tích khá khiêm tốn là 2 huy chương bạc bộ môn Taekwondo năm 2000 và môn cử tạ năm 2008. Điều đó cho thấy thể thao Việt Nam còn ở trình độ thấp so với đấu trường Olympic. Chiến lược cho ngành thể thao ở các cấp khác nhau, nhất là chuẩn bị cho các đấu trường lớn mang tính tầm cỡ châu lục và thế giới vẫn thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp.
Mặc dù Việt Nam có gần 130 nhà khoa học, giáo sư chuyên về lĩnh vực thể thao cũng như các vụ, viện, nhà trường, trung tâm, nhưng dường như đội ngũ này chưa thật sự phát huy trong nghiên cứu, ứng dụng và hoạch định chính sách phát triển thể thao Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về khoa học-công nghệ thể thao và tầm nhìn Olympic, kinh nghiệm của Thái Lan trong quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic; phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau chấn thương khớp gối có di chứng teo cơ theo phương pháp Isokinetic, vấn đề tâm lý trong tuyển chọn vận động viên...
Các giáo sư Dương Nghiệp Chí và Vũ Thái Hồng (Viện Khoa học thể thao) thống nhất rằng khoa học-công nghệ thể thao và tầm nhìn đến Đại hội thể thao Olympic là hoàn toàn mới, là thử thách đối với khoa học, công nghệ Việt Nam và các nhà khoa học, quản lý chuyên ngành thể thao.
Theo Giáo sư Vũ Thái Hồng, chỉ tính riêng với môn cử tạ, nếu khoa học công nghệ và y học thể thao đạt đến tầm nhìn Olympic đã có bao vấn đề thiếu lời giải, đồi hỏi phải thay đổi về nhận thức, quản lý, đầu tư, tổ chức khoa học công nghệ..., trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan tới công tác tuyển chọn và động lực của vận động viên là xã hội phải coi thể thao thực sự là một nghề, vận động viên có thành tích thi đấu xuất sắc, sau khi không thi đấu phải được đảm bảo tương lai tốt, ổn định như mọi nghề nghiệp khác.
Chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị cho thế vận hội Olympic, Chủ tịch Hiệp hội quản lý Thể thao châu Á (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Mông Cổ) Nasanbat Oyunbat nhấn mạnh Mông Cổ tham gia Thế vận hội Olympic từ năm 1964, có thành công lớn tại các Olympic Bắc Kinh 2008 và London 2012. Thể thao thành tích cao của Mông Cổ có sự hỗ trợ của toàn dân và nhiều tổ chức, nhiều nguồn quỹ, trong đó có cả quỹ hỗ trợ do Thủ tướng đứng đầu.
Chính phủ Mông Cổ cũng quan tâm đặc biệt tới sức khỏe của vận động viên, dành riêng nguồn tài chính cho nghiên cứu sinh học thể thao và các vấn đề liên quan. Mông Cổ đã quyết định sẽ trao thưởng hàng tháng cho vận động viên giành huy chương vàng, bạc, đồng Olympic và vô địch thế giới. Đặc biệt, tiền lương tháng của các vận động viên trên bắt đầu được tính từ tháng 1/2013.
Để chuẩn bị lực lượng cho đoàn thể thao Việt Nam tham dự các kỳ vận hội 2015, 2019, Olympic 2016, 2020, đặc biệt là việc đăng cai tổ chức ASIAD năm 2019 tại Việt Nam, ngành thể dục thể thao Việt Nam đang đứng trước thực tế là phải xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyển chọn, huấn luyện các tài năng thể thao trở thành nhu cầu cấp thiết.
Để giải quyết vấn đề này, Phó Giáo sư-tiến sỹ Phan Ngọc Viễn, thuộc Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đưa ra các biện pháp tổ chức, tiêu chuẩn và tiêu chí tuyển chọn vận động viên; đồng thời đề nghị xây dựng "test" tuyển chọn tâm lý phù hợp, có độ chính xác trong khoảng thời gian từ 2-3 năm.
Hội nghị do Ủy ban Olympic Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao, Viện Khoa học thể dục thể thao tổ chức trong 2 ngày 21-22/11 tại Hà Nội. Các đại biểu đã được nghe 70 báo cáo khoa học hàng đầu về thể thao của Việt Nam và các quốc gia có nền thể thao phát triển cao./.
Giáo sư-tiến sỹ Lâm Quang Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nêu rõ hội nghị là diễn đàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước công bố kết quả nghiên cứu mới nhất trên lĩnh vực sinh học, dinh dưỡng, hồi phục, phòng chống doping trong thể thao cùng với các chính sách phát triển các môn thể thao Olympic, thể thao chuyên nghiệp trong nước và trên thế giới.
Đây cũng là dịp đề xuất giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao, góp phần phát triển thành tích thể thao Việt Nam đồng thời khơi dậy tinh thần, thái độ khoa học của những người làm công tác thể dục thể thao Việt Nam.
Kết quả của hội nghị sẽ là cơ sở để xây dựng chính sách và các giải pháp khoa học cho sự phát triển thể dục thể thao, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt gắn kết khoa học với huấn luyện thể thao, đào tạo vận động viên cấp cao theo tầm nhìn Olympic tại Việt Nam.
Trong 8 kỳ thế vận hội Olympic, đoàn thể thao Việt Nam tham dự được 7 kỳ nhưng chỉ giành được thành tích khá khiêm tốn là 2 huy chương bạc bộ môn Taekwondo năm 2000 và môn cử tạ năm 2008. Điều đó cho thấy thể thao Việt Nam còn ở trình độ thấp so với đấu trường Olympic. Chiến lược cho ngành thể thao ở các cấp khác nhau, nhất là chuẩn bị cho các đấu trường lớn mang tính tầm cỡ châu lục và thế giới vẫn thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp.
Mặc dù Việt Nam có gần 130 nhà khoa học, giáo sư chuyên về lĩnh vực thể thao cũng như các vụ, viện, nhà trường, trung tâm, nhưng dường như đội ngũ này chưa thật sự phát huy trong nghiên cứu, ứng dụng và hoạch định chính sách phát triển thể thao Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về khoa học-công nghệ thể thao và tầm nhìn Olympic, kinh nghiệm của Thái Lan trong quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic; phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau chấn thương khớp gối có di chứng teo cơ theo phương pháp Isokinetic, vấn đề tâm lý trong tuyển chọn vận động viên...
Các giáo sư Dương Nghiệp Chí và Vũ Thái Hồng (Viện Khoa học thể thao) thống nhất rằng khoa học-công nghệ thể thao và tầm nhìn đến Đại hội thể thao Olympic là hoàn toàn mới, là thử thách đối với khoa học, công nghệ Việt Nam và các nhà khoa học, quản lý chuyên ngành thể thao.
Theo Giáo sư Vũ Thái Hồng, chỉ tính riêng với môn cử tạ, nếu khoa học công nghệ và y học thể thao đạt đến tầm nhìn Olympic đã có bao vấn đề thiếu lời giải, đồi hỏi phải thay đổi về nhận thức, quản lý, đầu tư, tổ chức khoa học công nghệ..., trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan tới công tác tuyển chọn và động lực của vận động viên là xã hội phải coi thể thao thực sự là một nghề, vận động viên có thành tích thi đấu xuất sắc, sau khi không thi đấu phải được đảm bảo tương lai tốt, ổn định như mọi nghề nghiệp khác.
Chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị cho thế vận hội Olympic, Chủ tịch Hiệp hội quản lý Thể thao châu Á (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Mông Cổ) Nasanbat Oyunbat nhấn mạnh Mông Cổ tham gia Thế vận hội Olympic từ năm 1964, có thành công lớn tại các Olympic Bắc Kinh 2008 và London 2012. Thể thao thành tích cao của Mông Cổ có sự hỗ trợ của toàn dân và nhiều tổ chức, nhiều nguồn quỹ, trong đó có cả quỹ hỗ trợ do Thủ tướng đứng đầu.
Chính phủ Mông Cổ cũng quan tâm đặc biệt tới sức khỏe của vận động viên, dành riêng nguồn tài chính cho nghiên cứu sinh học thể thao và các vấn đề liên quan. Mông Cổ đã quyết định sẽ trao thưởng hàng tháng cho vận động viên giành huy chương vàng, bạc, đồng Olympic và vô địch thế giới. Đặc biệt, tiền lương tháng của các vận động viên trên bắt đầu được tính từ tháng 1/2013.
Để chuẩn bị lực lượng cho đoàn thể thao Việt Nam tham dự các kỳ vận hội 2015, 2019, Olympic 2016, 2020, đặc biệt là việc đăng cai tổ chức ASIAD năm 2019 tại Việt Nam, ngành thể dục thể thao Việt Nam đang đứng trước thực tế là phải xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyển chọn, huấn luyện các tài năng thể thao trở thành nhu cầu cấp thiết.
Để giải quyết vấn đề này, Phó Giáo sư-tiến sỹ Phan Ngọc Viễn, thuộc Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đưa ra các biện pháp tổ chức, tiêu chuẩn và tiêu chí tuyển chọn vận động viên; đồng thời đề nghị xây dựng "test" tuyển chọn tâm lý phù hợp, có độ chính xác trong khoảng thời gian từ 2-3 năm.
Hội nghị do Ủy ban Olympic Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao, Viện Khoa học thể dục thể thao tổ chức trong 2 ngày 21-22/11 tại Hà Nội. Các đại biểu đã được nghe 70 báo cáo khoa học hàng đầu về thể thao của Việt Nam và các quốc gia có nền thể thao phát triển cao./.
Mỹ Bình (TTXVN)