Ngày 8/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quản lý Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức SIDA (Thụy Điển) tổ chức Hội thảo "Kinh nghiệm của các nước trong công tác lập kế hoạch nền kinh tế thị trường."
Theo tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, do đó việc lập kế hoạch trong nền kinh tế quốc dân là rất cần thiết. Việc đổi mới kế hoạch hóa trong thời gian qua có tiến bộ đáng kể nhưng do nhiều lý do, kết quả của đổi mới kế hoạch hóa còn một số hạn chế.
Các thông tin kinh tế-xã hội chưa được tập hợp, phân tích đầy đủ, nguồn lực thường được đánh giá quá cao, nhu cầu thị trường trong và nước ngoài không được dự báo chính xác cộng với sự nóng vội, chủ quan đã làm cho nội dung quy hoạch, kế hoạch phần nào còn mang tính duy ý chí.
Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác kế hoạch chưa được hoàn thiện; nhiều nội dung của kế hoạch chưa phù hợp với vai trò và chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; quy trình xây dựng chưa được khoa học; còn nhiều bất cập trong việc điều hành thực hiện kế hoạch.
Đại diện Đại sứ quán Thụy Điển cho biết, chức năng chủ yếu của Nhà nước là tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nền kinh tế, phát triển mạng lưới an sinh xã hội, môi trường, đảm bảo tính hiệu quả minh bạch, công bằng... Công việc mà Nhà nước phải làm là đảm bảo hiệu quả giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước.
Vai trò lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn có nhiều thách thức, do vậy, chúng ta cần xây dựng nhiều kế hoạch khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề, như những nội dung cần lập kế hoạch nhưng hiện chưa được đưa vào trong kế hoạch của Chính phủ hiện nay; những nội dung nào Chính phủ nên bỏ ra khỏi kế hoạch; làm thế nào để việc lập kế hoạch của Chính phủ trở thành một công cụ hiệu quả cho sự phát triển của đất nước./.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, do đó việc lập kế hoạch trong nền kinh tế quốc dân là rất cần thiết. Việc đổi mới kế hoạch hóa trong thời gian qua có tiến bộ đáng kể nhưng do nhiều lý do, kết quả của đổi mới kế hoạch hóa còn một số hạn chế.
Các thông tin kinh tế-xã hội chưa được tập hợp, phân tích đầy đủ, nguồn lực thường được đánh giá quá cao, nhu cầu thị trường trong và nước ngoài không được dự báo chính xác cộng với sự nóng vội, chủ quan đã làm cho nội dung quy hoạch, kế hoạch phần nào còn mang tính duy ý chí.
Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác kế hoạch chưa được hoàn thiện; nhiều nội dung của kế hoạch chưa phù hợp với vai trò và chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; quy trình xây dựng chưa được khoa học; còn nhiều bất cập trong việc điều hành thực hiện kế hoạch.
Đại diện Đại sứ quán Thụy Điển cho biết, chức năng chủ yếu của Nhà nước là tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nền kinh tế, phát triển mạng lưới an sinh xã hội, môi trường, đảm bảo tính hiệu quả minh bạch, công bằng... Công việc mà Nhà nước phải làm là đảm bảo hiệu quả giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước.
Vai trò lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn có nhiều thách thức, do vậy, chúng ta cần xây dựng nhiều kế hoạch khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề, như những nội dung cần lập kế hoạch nhưng hiện chưa được đưa vào trong kế hoạch của Chính phủ hiện nay; những nội dung nào Chính phủ nên bỏ ra khỏi kế hoạch; làm thế nào để việc lập kế hoạch của Chính phủ trở thành một công cụ hiệu quả cho sự phát triển của đất nước./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)