Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) vừa nghiên cứu kính kiển vi SRS thế hệ mới trên cơ sở kết hợp công nghệ hình ảnh cộng hưởng từ hạt nhân và kính hiển vi SRS thế hệ cũ.
Trước đó, kính hiển vi SRS thế hệ cũ chỉ chụp được 1 hình ảnh/phút khi chụp hình ảnh động vật hoặc người di chuyển tốc độ rất chậm.
Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi SRS thế hệ mới là thực hiện thăm dò sự rung động bên trong kết cấu hóa học giữa các nguyên tử.
Do được kết hợp công nghệ MRI, kính hiển vi SRS thế hệ mới có thể chụp được các cơ quan và các mục tiêu lớn nằm sâu trong cơ thể người.
Ngoài ra, kính hiển vi SRS còn được ứng dụng rộng rãi trong chụp hình ảnh trạng thái tĩnh của các tổ chức và cơ quan trong cơ thể người, và có thể quan sát được hình ảnh di chuyển của protein, chất béo và nước trong tế bào.
Kính hiển vi SRS thế hệ mới có triển vọng ứng dụng rất lớn trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Khoa học số ra mới nhất./.
Trước đó, kính hiển vi SRS thế hệ cũ chỉ chụp được 1 hình ảnh/phút khi chụp hình ảnh động vật hoặc người di chuyển tốc độ rất chậm.
Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi SRS thế hệ mới là thực hiện thăm dò sự rung động bên trong kết cấu hóa học giữa các nguyên tử.
Do được kết hợp công nghệ MRI, kính hiển vi SRS thế hệ mới có thể chụp được các cơ quan và các mục tiêu lớn nằm sâu trong cơ thể người.
Ngoài ra, kính hiển vi SRS còn được ứng dụng rộng rãi trong chụp hình ảnh trạng thái tĩnh của các tổ chức và cơ quan trong cơ thể người, và có thể quan sát được hình ảnh di chuyển của protein, chất béo và nước trong tế bào.
Kính hiển vi SRS thế hệ mới có triển vọng ứng dụng rất lớn trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Khoa học số ra mới nhất./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)