Theo cơ quan quản lý thị trường, hiện trên thị trường Hà Nội vẫn đang tồn tại ngang nhiên nhiều loại mũ bảo hiểm kém chất lượng, nhưng khó xử phạt bởi các hộ kinh doanh đang "lách luật" hoặc làm giả chứng nhận hợp quy để kiếm lời bất chính.
Đa dạng và... công khai
Dọc các tuyến phố như Trương Định, phố Huế, Nguyễn Phong Sắc... hoạt động kinh doanh các loại mũ báo hiểm khá nhộn nhịp, nhưng ít ai có thể phân biệt được đâu là mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy và đâu là mũ bảo hiểm thời trang.
Tại cửa hàng 299 Phố Huế, chủ cửa hàng này giới thiệu, các loại mũ bảo hiểm bày bán ở đây đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Tổng cục đo lường chất lượng và dán tem hợp quy (CR) của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, khi giải trình với cơ quan chức năng thì phần lớn các loại mũ được bày bán ở đây đều được người bán gọi chung một cái tên là "mũ bảo hiểm" trong khi việc sử dụng vào mục đích nào (như chơi thể thao, đạp xe hay đi môtô, xe máy...) thì phải tùy thuộc vào người tiêu dùng lựa chọn.
Đáng lưu ý, việc đánh giá chất lượng bằng cảm quan cũng rất khó bởi lẽ nhiều người bán hàng cũng nói thẳng là tiền nào của nấy, tùy vào nhu cầu của khách hàng.
Một nhân viên bán hàng tại địa chỉ 177 phố Huế cũng cho hay, hàng đã có tem của nhà sản xuất là chứng nhận về chất lượng, còn việc bán hàng thì họ chỉ biết giới thiệu cho người tiêu dùng mà thôi.
Thống kê sơ bộ trong ngày đầu ra quân (25/2) nhằm kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm tại 16 cửa hàng kinh doanh trên 4 quận nội thành Hà Nội, cơ quan Quản lý thị trường đã thu giữ gần 2.000 mũ bảo hiểm không có hóa đơn chứng từ và đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng vẫn lưu hành công khai tại các cửa hàng nói trên.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng thừa nhận đây chỉ là một con số rất nhỏ trong số hàng nghìn mũ bảo hiểm đang được lưu thông trên thị trường được kiểm tra và thu giữ. Trong khi đó, việc quản lý các loại mũ bảo hiểm bày bán trên vỉa hè, lòng đường vẫn gần như bỏ ngỏ.
Khó giải quyết triệt để?
Cuối năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. Theo đó, những loại mũ khi lưu hành phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và được gắn tem hợp quy (CR) của nhà sản xuất.
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện vẫn còn mang tính đối phó, bởi theo ông Trịnh Văn Ngọc-Trưởng phòng Chống hàng giả (Cục Quản lý thị trường), hiện có trên 50% người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng các loại mũ bảo hiểm có kiểu dáng tương tự hàng thật (được sản xuất trong nước) nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để được.
Trong khi đó những văn bản hiện hành mới chỉ tập trung quy định cho các nhà sản xuất và nhập khẩu, còn các hộ kinh doanh thì lại chưa có những điều khoản ràng buộc rõ ràng nên các gian thương luôn tìm cách để "lách luật".
"Chính điều này đã gây khó khăn cho cả cơ quan chức năng trong việc xử lý cũng như khiến người tiêu dùng tiền mất tật mang mà vẫn có thể gây nguy hại đến sức khỏe khi tham gia giao thông," ông Ngọc nói.
Một thực tế nữa là tình trạng buôn bán mũ bảo hiểm diễn ra khá công khai trên các vỉa hè, lòng đường nhưng cơ quan chức năng vẫn "bó tay" vì đổ lỗi cho thiếu lực lượng.
Trước tình hình trên, theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, trước hết cần phải có sự vào cuộc giám sát của chính quyền địa phương để không tái diễn những điểm nóng, gây nhờn luật.
Ông Dũng cũng cho biết, sau khi kiểm tra cơ quan này cũng sẽ yêu cầu các hộ kinh doanh phải thực hiện nghiêm việc ghi biển hiệu rõ từng mặt hàng và có logo in trên sản phẩm để người tiêu dùng phân biệt với các loại mũ bảo hiểm khác.
“Muốn dẹp được tình trạng mũ bảo hiểm kém chất lượng thì cách tốt nhất chính là ý thức người mua bởi chính sự dễ dãi của người tiêu dùng đã tiếp tay cho hoạt động kinh doanh trái pháp luật,” ông Dũng đưa ra lời khuyên.
Và như vậy, rõ ràng nhà quản lý vẫn "ỷ lại," để mặc người tiêu dùng buộc phải "thông thái"./.
Đa dạng và... công khai
Dọc các tuyến phố như Trương Định, phố Huế, Nguyễn Phong Sắc... hoạt động kinh doanh các loại mũ báo hiểm khá nhộn nhịp, nhưng ít ai có thể phân biệt được đâu là mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy và đâu là mũ bảo hiểm thời trang.
Tại cửa hàng 299 Phố Huế, chủ cửa hàng này giới thiệu, các loại mũ bảo hiểm bày bán ở đây đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Tổng cục đo lường chất lượng và dán tem hợp quy (CR) của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, khi giải trình với cơ quan chức năng thì phần lớn các loại mũ được bày bán ở đây đều được người bán gọi chung một cái tên là "mũ bảo hiểm" trong khi việc sử dụng vào mục đích nào (như chơi thể thao, đạp xe hay đi môtô, xe máy...) thì phải tùy thuộc vào người tiêu dùng lựa chọn.
Đáng lưu ý, việc đánh giá chất lượng bằng cảm quan cũng rất khó bởi lẽ nhiều người bán hàng cũng nói thẳng là tiền nào của nấy, tùy vào nhu cầu của khách hàng.
Một nhân viên bán hàng tại địa chỉ 177 phố Huế cũng cho hay, hàng đã có tem của nhà sản xuất là chứng nhận về chất lượng, còn việc bán hàng thì họ chỉ biết giới thiệu cho người tiêu dùng mà thôi.
Thống kê sơ bộ trong ngày đầu ra quân (25/2) nhằm kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm tại 16 cửa hàng kinh doanh trên 4 quận nội thành Hà Nội, cơ quan Quản lý thị trường đã thu giữ gần 2.000 mũ bảo hiểm không có hóa đơn chứng từ và đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng vẫn lưu hành công khai tại các cửa hàng nói trên.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng thừa nhận đây chỉ là một con số rất nhỏ trong số hàng nghìn mũ bảo hiểm đang được lưu thông trên thị trường được kiểm tra và thu giữ. Trong khi đó, việc quản lý các loại mũ bảo hiểm bày bán trên vỉa hè, lòng đường vẫn gần như bỏ ngỏ.
Khó giải quyết triệt để?
Cuối năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. Theo đó, những loại mũ khi lưu hành phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và được gắn tem hợp quy (CR) của nhà sản xuất.
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện vẫn còn mang tính đối phó, bởi theo ông Trịnh Văn Ngọc-Trưởng phòng Chống hàng giả (Cục Quản lý thị trường), hiện có trên 50% người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng các loại mũ bảo hiểm có kiểu dáng tương tự hàng thật (được sản xuất trong nước) nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để được.
Trong khi đó những văn bản hiện hành mới chỉ tập trung quy định cho các nhà sản xuất và nhập khẩu, còn các hộ kinh doanh thì lại chưa có những điều khoản ràng buộc rõ ràng nên các gian thương luôn tìm cách để "lách luật".
"Chính điều này đã gây khó khăn cho cả cơ quan chức năng trong việc xử lý cũng như khiến người tiêu dùng tiền mất tật mang mà vẫn có thể gây nguy hại đến sức khỏe khi tham gia giao thông," ông Ngọc nói.
Một thực tế nữa là tình trạng buôn bán mũ bảo hiểm diễn ra khá công khai trên các vỉa hè, lòng đường nhưng cơ quan chức năng vẫn "bó tay" vì đổ lỗi cho thiếu lực lượng.
Trước tình hình trên, theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, trước hết cần phải có sự vào cuộc giám sát của chính quyền địa phương để không tái diễn những điểm nóng, gây nhờn luật.
Ông Dũng cũng cho biết, sau khi kiểm tra cơ quan này cũng sẽ yêu cầu các hộ kinh doanh phải thực hiện nghiêm việc ghi biển hiệu rõ từng mặt hàng và có logo in trên sản phẩm để người tiêu dùng phân biệt với các loại mũ bảo hiểm khác.
“Muốn dẹp được tình trạng mũ bảo hiểm kém chất lượng thì cách tốt nhất chính là ý thức người mua bởi chính sự dễ dãi của người tiêu dùng đã tiếp tay cho hoạt động kinh doanh trái pháp luật,” ông Dũng đưa ra lời khuyên.
Và như vậy, rõ ràng nhà quản lý vẫn "ỷ lại," để mặc người tiêu dùng buộc phải "thông thái"./.
Đức Duy (Vietnam+)