Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước mới đạt xấp xỉ 2,88 tỷ USD, chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng các chuyên gia ngành Thủy sản dự báo, xuất khẩu thủy sản trong năm 2013 có thể đạt 6,5 tỷ USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với năm 2012.
Sở dĩ có nhận định khả quan này, theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP, từ giữa tháng 5/2013, nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới bắt đầu tăng trở lại và nguồn nguyên liệu trong nước như: tôm, cá tra, cá ngừ cũng đang hồi phục. Nổi bật, từ đầu tháng 6 đến nay, xuất khẩu thủy sản bắt đầu có xu hướng tăng, khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 6 đạt 578 triệu USD, tăng 100 triệu USD so với tháng 5/2013.
Hoa Kỳ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,4% tổng kim ngạch. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 470,4 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng tương ứng đạt 40,6% và 22,7% so với cùng kỳ.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, mặc dù, hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cá tra và tôm gặp nhiều khó khăn với thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp ở thị trường Mỹ nhưng cơ hội tăng giá trị gia tăng của xuất khẩu thủy sản so với năm trước vẫn khá cao. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là yếu tố lãi suất giảm, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận được với dòng vốn rẻ.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ông Nguyễn Huy Điền cho hay, ngành tôm cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện ngành tôm đã cơ bản khống chế được dịch bệnh nên sản lượng tôm cung ứng cho các doanh nghiệp sẽ tăng lên, đáp ứng đủ cho chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, Nhật Bản, thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 2 của Việt Nam đã dỡ bỏ việc kiểm tra 100% chất Trifluralin đối với các lô hàng tôm Việt Nam nhập khẩu vào nước này.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường khác lại đang có sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, thị trường Nhật Bản giảm 4,2%; Hàn Quốc giảm 19,7%; Australia giảm 5,2% và Tây Ban Nha giảm 10,9%.
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm 2013, các doanh nghiệp cho rằng, ngành thủy sản cần tiếp tục giảm các chi phí gián tiếp và chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp thủy sản trong điều kiện chi phí đầu vào, vận chuyển đều tăng cao; đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ chú trọng đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám khẳng định, 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ chỉ đạo xuất khẩu tăng tốc tôm nước lợ bởi đây là mặt hàng có lãi lớn trong khi các nước trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất mặt hàng này do dịch bệnh kéo dài./.
Sở dĩ có nhận định khả quan này, theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP, từ giữa tháng 5/2013, nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới bắt đầu tăng trở lại và nguồn nguyên liệu trong nước như: tôm, cá tra, cá ngừ cũng đang hồi phục. Nổi bật, từ đầu tháng 6 đến nay, xuất khẩu thủy sản bắt đầu có xu hướng tăng, khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 6 đạt 578 triệu USD, tăng 100 triệu USD so với tháng 5/2013.
Hoa Kỳ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,4% tổng kim ngạch. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 470,4 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng tương ứng đạt 40,6% và 22,7% so với cùng kỳ.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, mặc dù, hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cá tra và tôm gặp nhiều khó khăn với thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp ở thị trường Mỹ nhưng cơ hội tăng giá trị gia tăng của xuất khẩu thủy sản so với năm trước vẫn khá cao. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là yếu tố lãi suất giảm, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận được với dòng vốn rẻ.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ông Nguyễn Huy Điền cho hay, ngành tôm cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện ngành tôm đã cơ bản khống chế được dịch bệnh nên sản lượng tôm cung ứng cho các doanh nghiệp sẽ tăng lên, đáp ứng đủ cho chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, Nhật Bản, thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 2 của Việt Nam đã dỡ bỏ việc kiểm tra 100% chất Trifluralin đối với các lô hàng tôm Việt Nam nhập khẩu vào nước này.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường khác lại đang có sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, thị trường Nhật Bản giảm 4,2%; Hàn Quốc giảm 19,7%; Australia giảm 5,2% và Tây Ban Nha giảm 10,9%.
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm 2013, các doanh nghiệp cho rằng, ngành thủy sản cần tiếp tục giảm các chi phí gián tiếp và chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp thủy sản trong điều kiện chi phí đầu vào, vận chuyển đều tăng cao; đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ chú trọng đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám khẳng định, 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ chỉ đạo xuất khẩu tăng tốc tôm nước lợ bởi đây là mặt hàng có lãi lớn trong khi các nước trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất mặt hàng này do dịch bệnh kéo dài./.
Thúy Hiền (TTXVN)