Sáu tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangNhật Bản đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 28/8, Thương vụ Đại sứ quánViệt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) và Trung tâm Nhật Bản–ASEAN đã tổ chức cuộc hội thảo thúc đẩy thương mạiViệt–Nhật tại Tokyo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tham tán Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại NhậtBản Nguyễn Trung Dũng cho biết sau gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, NhậtBản đã trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chính trị,kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.
Năm 2009, Việt Nam và Nhật Bản đã nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược vì hòabình và phồn vinh ở khu vực châu Á.
Ông Dũng cho biết trong những năm gần đây, Nhật Bản là đối tác thương mại lớnthứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt trên 21 tỷ USD, trong đó kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 11 tỷ USD, tăng 39% so vớinăm trước.
Kim ngạch thương mại song phương sáu tháng đầu năm 2012 đã đạt trên 12 tỷ USD,tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangNhật Bản đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý là trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật Bảnluôn tăng trưởng nhanh và bền vững, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang Nhật Bản. Điều này cho thấy các doanh nghiệp này làm ăn rất thànhcông tại Việt Nam.
Ông Dũng cho biết cho đến nay Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều hiệp định,thỏa thuận tạo cơ sở hành lang pháp lý để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại,đầu tư, du lịch… giữa hai nước. Vấn đề còn lại là khả năng hợp tác thực hiện củacác doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Buổi hội thảo hôm nay cũng nhằm mục đích tạo cơ hội để chính quyền các tỉnh vàcác doanh nghiệp hai nước trực tiếp giao lưu, trao đổi ý kiến và thông tin nhằmtăng cường hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm các cơ hội thúc đẩy thương mại, đầutư.
Trong bài phát biểu tại hội thảo, ông Masaaki Okano, đại diện cho công ty AsiaNew Power, nhấn mạnh Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa vàcó nhiều thế mạnh có thể hợp tác, bổ sung cho nhau.
Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp, trở thành những đối táctốt của nhau. Việt Nam là đất nước dễ sống đối với người Nhật Bản. Người ViệtNam rất cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, có cảm tình tốt với người Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiện hàng hóa Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nhiều ở thị trường NhậtBản. Theo ông Okano, các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cần tăng cường hợptác và nỗ lực để thúc đẩy thương mại song phương.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cần hướng dẫn, đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ độngnghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản, đặc biệt là về các yêu cầu chất lượng, mẫumã, các quy định pháp luật… để hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập tốt vào thịtrường Nhật Bản.
Ông cho rằng các buổi hội thảo như thế này sẽ giúp các tổ chức chính quyền vàdoanh nghiệp hai nước có cơ hội hiểu biểu lẫn nhau và tìm thấy các cơ hội hợptác.
Ông Ngô Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã giới thiệu cácưu điểm về địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao độngdồi dào, đặc biệt là điều kiện phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận.
Theo ông Hùng, Bình Thuận có nhiều khu công nghiệp tốt thu hút các nhà đầu tưnước ngoài, như khu công nghiệp Phan Thiết, khu công nghiệp Hàm Kiệm 1, Hàm Kiệm2 và một số khu công nghiệp đang được triển khai như Tân Đức, Mỹ Sơn 1, Mỹ Sơn2, Mỹ Phong...
Bình Thuận có ngư trường tốt, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp,đặc biệt là trồng quả thanh long xuất khẩu.
Với tiềm năng và lợi thế có được, Bình Thuận đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư pháttriển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và hạ tầng xã hội,tích cực đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, áp dụng những chính sáchthông thoáng nhất nhằm tạo môi trường thực sự thuận lợi thu hút và đáp ứng tốtnhu cầu của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đến với Bình Thuận.
Ông Hùng cho biết tỉnh Bình Thuận đang tập trung mời gọi đầu tư vào ngành côngnghiệp chế biến các loại nông thuỷ sản (như chế biến cá hộp, thịt hộp, chế biếnquả thanh long), phát triển các ngành cơ khí, sản xuất máy sử dụng trong nông,ngư nghiệp, chế tạo, lắp ráp phương tiện vận tải, sản xuất cấu kiện sắt thép,kim khí, sản xuất thiết bị điện gia dụng, điện tử, điện khí, điện gió, sản xuấthàng tiêu dùng, thiết bị y tế, trường học, sản xuất vật liệu cao cấp, trang trínội thất, sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, đóng tàu thuyền đánh cá và du lịchbằng vật liệu composit...
Ông Hùng khẳng định tỉnh Bình Thuận coi sự thành công của các nhà đầu tư NhậtBản tại Bình Thuận cũng là thành công của chính mình, cam kết sẽ luôn luôn sátcánh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và sẵn sàng chia sẻ, tháo gỡ những khókhăn, vướng mắc của nhà đầu tư nhằm thúc đẩy các dự án được đầu tư vào BìnhThuận đạt hiệu quả và cao nhất.
Thay mặt Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), ông Huỳnh Công Trung, Phó Giámđốc phụ trách nghiên cứu thị trường cho biết Nhật Bản luôn được coi là một trongnhững thị trường quan trọng hàng đầu của SATRA.
Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của SATRA sang Nhật Bản đạt trên 40 triệuUSA, với các mặt hàng xuất khẩu chính là rau quả, thủy sản, thực phẩm chế biến,đồ gia dụng...
Ông Trung cho biết SATRA đã thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Yôcôhamanhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịchvới các chính quyền địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các chính quyền địa phương, doanh nghiệp Việt Namvà Nhật Bản đã trực tiếp giao lưu, trao đổi thông tin và tìm kiếm đối tác hợptác./.
Ngày 28/8, Thương vụ Đại sứ quánViệt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) và Trung tâm Nhật Bản–ASEAN đã tổ chức cuộc hội thảo thúc đẩy thương mạiViệt–Nhật tại Tokyo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tham tán Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại NhậtBản Nguyễn Trung Dũng cho biết sau gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, NhậtBản đã trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chính trị,kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.
Năm 2009, Việt Nam và Nhật Bản đã nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược vì hòabình và phồn vinh ở khu vực châu Á.
Ông Dũng cho biết trong những năm gần đây, Nhật Bản là đối tác thương mại lớnthứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt trên 21 tỷ USD, trong đó kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 11 tỷ USD, tăng 39% so vớinăm trước.
Kim ngạch thương mại song phương sáu tháng đầu năm 2012 đã đạt trên 12 tỷ USD,tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangNhật Bản đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý là trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật Bảnluôn tăng trưởng nhanh và bền vững, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang Nhật Bản. Điều này cho thấy các doanh nghiệp này làm ăn rất thànhcông tại Việt Nam.
Ông Dũng cho biết cho đến nay Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều hiệp định,thỏa thuận tạo cơ sở hành lang pháp lý để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại,đầu tư, du lịch… giữa hai nước. Vấn đề còn lại là khả năng hợp tác thực hiện củacác doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Buổi hội thảo hôm nay cũng nhằm mục đích tạo cơ hội để chính quyền các tỉnh vàcác doanh nghiệp hai nước trực tiếp giao lưu, trao đổi ý kiến và thông tin nhằmtăng cường hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm các cơ hội thúc đẩy thương mại, đầutư.
Trong bài phát biểu tại hội thảo, ông Masaaki Okano, đại diện cho công ty AsiaNew Power, nhấn mạnh Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa vàcó nhiều thế mạnh có thể hợp tác, bổ sung cho nhau.
Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp, trở thành những đối táctốt của nhau. Việt Nam là đất nước dễ sống đối với người Nhật Bản. Người ViệtNam rất cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, có cảm tình tốt với người Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiện hàng hóa Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nhiều ở thị trường NhậtBản. Theo ông Okano, các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cần tăng cường hợptác và nỗ lực để thúc đẩy thương mại song phương.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cần hướng dẫn, đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ độngnghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản, đặc biệt là về các yêu cầu chất lượng, mẫumã, các quy định pháp luật… để hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập tốt vào thịtrường Nhật Bản.
Ông cho rằng các buổi hội thảo như thế này sẽ giúp các tổ chức chính quyền vàdoanh nghiệp hai nước có cơ hội hiểu biểu lẫn nhau và tìm thấy các cơ hội hợptác.
Ông Ngô Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã giới thiệu cácưu điểm về địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao độngdồi dào, đặc biệt là điều kiện phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận.
Theo ông Hùng, Bình Thuận có nhiều khu công nghiệp tốt thu hút các nhà đầu tưnước ngoài, như khu công nghiệp Phan Thiết, khu công nghiệp Hàm Kiệm 1, Hàm Kiệm2 và một số khu công nghiệp đang được triển khai như Tân Đức, Mỹ Sơn 1, Mỹ Sơn2, Mỹ Phong...
Bình Thuận có ngư trường tốt, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp,đặc biệt là trồng quả thanh long xuất khẩu.
Với tiềm năng và lợi thế có được, Bình Thuận đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư pháttriển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và hạ tầng xã hội,tích cực đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, áp dụng những chính sáchthông thoáng nhất nhằm tạo môi trường thực sự thuận lợi thu hút và đáp ứng tốtnhu cầu của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đến với Bình Thuận.
Ông Hùng cho biết tỉnh Bình Thuận đang tập trung mời gọi đầu tư vào ngành côngnghiệp chế biến các loại nông thuỷ sản (như chế biến cá hộp, thịt hộp, chế biếnquả thanh long), phát triển các ngành cơ khí, sản xuất máy sử dụng trong nông,ngư nghiệp, chế tạo, lắp ráp phương tiện vận tải, sản xuất cấu kiện sắt thép,kim khí, sản xuất thiết bị điện gia dụng, điện tử, điện khí, điện gió, sản xuấthàng tiêu dùng, thiết bị y tế, trường học, sản xuất vật liệu cao cấp, trang trínội thất, sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, đóng tàu thuyền đánh cá và du lịchbằng vật liệu composit...
Ông Hùng khẳng định tỉnh Bình Thuận coi sự thành công của các nhà đầu tư NhậtBản tại Bình Thuận cũng là thành công của chính mình, cam kết sẽ luôn luôn sátcánh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và sẵn sàng chia sẻ, tháo gỡ những khókhăn, vướng mắc của nhà đầu tư nhằm thúc đẩy các dự án được đầu tư vào BìnhThuận đạt hiệu quả và cao nhất.
Thay mặt Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), ông Huỳnh Công Trung, Phó Giámđốc phụ trách nghiên cứu thị trường cho biết Nhật Bản luôn được coi là một trongnhững thị trường quan trọng hàng đầu của SATRA.
Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của SATRA sang Nhật Bản đạt trên 40 triệuUSA, với các mặt hàng xuất khẩu chính là rau quả, thủy sản, thực phẩm chế biến,đồ gia dụng...
Ông Trung cho biết SATRA đã thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Yôcôhamanhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịchvới các chính quyền địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các chính quyền địa phương, doanh nghiệp Việt Namvà Nhật Bản đã trực tiếp giao lưu, trao đổi thông tin và tìm kiếm đối tác hợptác./.
Minh Sơn-Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)