Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi.
Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia…lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500-510 triệu USD.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hoa quả cả nước đạt 213 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ; trong đó Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Nhật Bản là những thị trường chính của Việt Nam (chiếm khoảng trên 60% tổng kim ngạch).
Dự báo trong quý II và III/2011, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sẽ tiếp tục tăng mạnh vì đây là thời điểm bước vào vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây và rau màu. Đặc biệt, cuối tháng 4 vừa qua, một đoàn chuyên gia của New Zealand đã tới Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Như vậy, bước sang năm 2012, quả xoài của Việt Nam có thể được xuất khẩu vào thị trường này sau khi được xử lý bằng các phương pháp chiếu xạ và hơi nước nóng.
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả, các doanh nghiệp xuất khẩu còn nỗ lực tìm hiểu thị trường, thương lượng với các đối tác để nâng cao giá xuất khẩu. Cụ thể đơn giá xuất khẩu chôm chôm sang Pháp hiện là 6,1 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so với cùng kỳ năm trước; cơm dừa sấy khô 2.500 - 2.800 USD/tấn, cao hơn khoảng 100-180 USD/tấn so với cùng kỳ 2010.
Tuy vậy, do hạn chế trong công nghệ chế biến nên phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ làm thương mại thuần túy, hàng hóa mua của người dân về chỉ được sơ chế rồi xuất khẩu thô.
Khi khan hiếm nguyên liệu trong nước hoặc giá nguyên liệu trong nước cao hơn giá nhập khẩu, các doanh nghiệp sẵn sàng nhập hàng về để chế biến (cho dù chỉ là sơ chế hoặc chế biến đơn giản). Vì thế có những thời điểm người nông dân không hiểu vì sao hàng trong nước sản xuất ra không có người mua mà các doanh nghiệp, các nhà máy vẫn xin nhập hàng từ nước ngoài về.
Các chuyên gia thương mại cho rằng, Nhà nước nên có hướng hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP cũng như hỗ trợ kinh phí để chứng nhận, mở rộng diện tích và tiêu thụ sản phẩm lâu dài thì mới tạo được những vùng nguyên liệu lớn được. Từ đó thị trường xuất khẩu rau hoa quả sẽ được giữ vững và mở rộng, lợi nhuận của nông dân cũng vì thế mà ổn định hơn./.
Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia…lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500-510 triệu USD.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hoa quả cả nước đạt 213 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ; trong đó Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Nhật Bản là những thị trường chính của Việt Nam (chiếm khoảng trên 60% tổng kim ngạch).
Dự báo trong quý II và III/2011, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sẽ tiếp tục tăng mạnh vì đây là thời điểm bước vào vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây và rau màu. Đặc biệt, cuối tháng 4 vừa qua, một đoàn chuyên gia của New Zealand đã tới Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Như vậy, bước sang năm 2012, quả xoài của Việt Nam có thể được xuất khẩu vào thị trường này sau khi được xử lý bằng các phương pháp chiếu xạ và hơi nước nóng.
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả, các doanh nghiệp xuất khẩu còn nỗ lực tìm hiểu thị trường, thương lượng với các đối tác để nâng cao giá xuất khẩu. Cụ thể đơn giá xuất khẩu chôm chôm sang Pháp hiện là 6,1 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so với cùng kỳ năm trước; cơm dừa sấy khô 2.500 - 2.800 USD/tấn, cao hơn khoảng 100-180 USD/tấn so với cùng kỳ 2010.
Tuy vậy, do hạn chế trong công nghệ chế biến nên phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ làm thương mại thuần túy, hàng hóa mua của người dân về chỉ được sơ chế rồi xuất khẩu thô.
Khi khan hiếm nguyên liệu trong nước hoặc giá nguyên liệu trong nước cao hơn giá nhập khẩu, các doanh nghiệp sẵn sàng nhập hàng về để chế biến (cho dù chỉ là sơ chế hoặc chế biến đơn giản). Vì thế có những thời điểm người nông dân không hiểu vì sao hàng trong nước sản xuất ra không có người mua mà các doanh nghiệp, các nhà máy vẫn xin nhập hàng từ nước ngoài về.
Các chuyên gia thương mại cho rằng, Nhà nước nên có hướng hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP cũng như hỗ trợ kinh phí để chứng nhận, mở rộng diện tích và tiêu thụ sản phẩm lâu dài thì mới tạo được những vùng nguyên liệu lớn được. Từ đó thị trường xuất khẩu rau hoa quả sẽ được giữ vững và mở rộng, lợi nhuận của nông dân cũng vì thế mà ổn định hơn./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)