Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,8 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2010 chủ yếu là nông sản thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là thị trường quan trọng đối với ngành dệt may và da giày của Việt Nam (đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và EU).
Phát biểu tại hội thảo “Cơ hội và thách thức khai thác thị trường Nhật Bản” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/12, ông Võ Thanh Hà, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, cho biết Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng rất khắt khe; hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư để cải tiến từ khâu thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng và tiến hành khảo sát để tiếp cận thị trường Nhật Bản một cách hiệu quả.
Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều dự án hợp tác ở các lĩnh vực thăm dò, khai thác, bảo vệ môi trường và đào tạo phát triển nguồn nhân lực bằng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Hai quốc gia cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội đàm, trao đổi thông tin về than và khoáng sản; đánh giá kết quả thực hiện các dự án và đề xuất các dự án hợp tác tiếp theo.
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Mitsui, Toray, Marubeni, Nissho Iwai đang hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản cũng như kinh nghiệm hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Lê Quang Lân, Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết sau một năm ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), các sản phẩm ngành da giày, dệt may, thủy hải sản, nông sản… của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng mức thuế 0% và nhiều ưu đãi hơn so với hàng hóa của các quốc gia khác.
Cũng theo hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá các mặt hàng xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường ở những lĩnh vực tiềm năng như tham gia vào các chuỗi cung ứng điện-điện tử, hóa chất các loại./.
Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2010 chủ yếu là nông sản thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là thị trường quan trọng đối với ngành dệt may và da giày của Việt Nam (đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và EU).
Phát biểu tại hội thảo “Cơ hội và thách thức khai thác thị trường Nhật Bản” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/12, ông Võ Thanh Hà, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, cho biết Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng rất khắt khe; hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư để cải tiến từ khâu thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng và tiến hành khảo sát để tiếp cận thị trường Nhật Bản một cách hiệu quả.
Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều dự án hợp tác ở các lĩnh vực thăm dò, khai thác, bảo vệ môi trường và đào tạo phát triển nguồn nhân lực bằng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Hai quốc gia cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội đàm, trao đổi thông tin về than và khoáng sản; đánh giá kết quả thực hiện các dự án và đề xuất các dự án hợp tác tiếp theo.
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Mitsui, Toray, Marubeni, Nissho Iwai đang hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản cũng như kinh nghiệm hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Lê Quang Lân, Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết sau một năm ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), các sản phẩm ngành da giày, dệt may, thủy hải sản, nông sản… của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng mức thuế 0% và nhiều ưu đãi hơn so với hàng hóa của các quốc gia khác.
Cũng theo hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá các mặt hàng xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường ở những lĩnh vực tiềm năng như tham gia vào các chuỗi cung ứng điện-điện tử, hóa chất các loại./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)