Số liệu của Cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland cho biết kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Anh đạt 2,73 tỷ bảng (khoảng 4,37 tỷ USD) trong năm 2012, tăng 35,5% so với năm trước đó.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh chiếm 2,44 tỷ bảng (3,9 tỷ USD), tăng 44,3% so với năm 2011.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm máy điện và thiết bị điện; giày dép; máy và thiết bị cơ khí; hàng may mặc; đồ nội thất; càphê, chè và các loại gia vị; nhựa và các sản phẩm bằng nhựa; các sản phẩm bằng da thuộc và cá các loại.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ "đảo quốc sương mù" đạt 292,17 triệu bảng (467,47 triệu USD), giảm 11,3% so với năm trước đó.
Năm 2012, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như hóa chất; lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và các thiết bị cơ khí; dược phẩm; máy điện và các thiết bị điện; máy quang học và thiết bị nhiếp ảnh, điện ảnh; thức ăn gia súc; nhựa và các sản phẩm bằng nhựa; cao su và các sản phẩm bằng cao su.
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 43 trong tổng số 235 đối tác thương mại trên toàn thế giới của Anh, với trao đổi thương mại song phương chiếm 0,34% tổng kim ngạch thương mại giữa Anh và thế giới.
Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 34 trong số 229 nước xuất khẩu vào Anh và đứng thứ 73 trong số 230 nước nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này.
Riêng trong tháng 1/2013, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 302,4 triệu bảng (khoảng 484 triệu USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh đạt 282,9 triệu bảng (tăng 81%) và nhập khẩu của Việt Nam từ nước này đạt 19,5 triệu bảng (giảm 20%).
Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cho biết trong năm 2013 nền kinh tế toàn cầu dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn diễn biến phức tạp, trong khi triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Anh vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh này, việc duy trì kim ngạch thương mại song phương tiếp tục phát triển cao như trong những năm gần đây sẽ là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp hai nước.
Tuy vậy, bà Thủy cho rằng 2013 là năm kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh, do đó sẽ có nhiều hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại được chính phủ hai nước quan tâm thúc đẩy nên nhiều khả năng trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng này.
Theo bà Thủy, trong thời điểm hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu khả năng làm việc và giao dịch chuyên nghiệp. Hàng hóa Việt Nam có thể tốt hơn hàng sản xuất tại nhiều nước khác, điều kiện thương mại có thể thuận lợi hơn, song dịch vụ đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế thì lại chưa tốt do khả năng giao dịch bằng tiếng Anh yếu, nghiệp vụ ngoại thương và sự hiểu biết về luật pháp, văn hóa, tập quán kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp còn khiêm tốn.
Vì vậy, để phát triển thương mại một cách bền vững thì ngoài việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, một việc cần phải làm ngay và thường xuyên là giúp các doanh nghiệp nâng cao các kỹ năng này./.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh chiếm 2,44 tỷ bảng (3,9 tỷ USD), tăng 44,3% so với năm 2011.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm máy điện và thiết bị điện; giày dép; máy và thiết bị cơ khí; hàng may mặc; đồ nội thất; càphê, chè và các loại gia vị; nhựa và các sản phẩm bằng nhựa; các sản phẩm bằng da thuộc và cá các loại.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ "đảo quốc sương mù" đạt 292,17 triệu bảng (467,47 triệu USD), giảm 11,3% so với năm trước đó.
Năm 2012, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như hóa chất; lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và các thiết bị cơ khí; dược phẩm; máy điện và các thiết bị điện; máy quang học và thiết bị nhiếp ảnh, điện ảnh; thức ăn gia súc; nhựa và các sản phẩm bằng nhựa; cao su và các sản phẩm bằng cao su.
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 43 trong tổng số 235 đối tác thương mại trên toàn thế giới của Anh, với trao đổi thương mại song phương chiếm 0,34% tổng kim ngạch thương mại giữa Anh và thế giới.
Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 34 trong số 229 nước xuất khẩu vào Anh và đứng thứ 73 trong số 230 nước nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này.
Riêng trong tháng 1/2013, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 302,4 triệu bảng (khoảng 484 triệu USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh đạt 282,9 triệu bảng (tăng 81%) và nhập khẩu của Việt Nam từ nước này đạt 19,5 triệu bảng (giảm 20%).
Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cho biết trong năm 2013 nền kinh tế toàn cầu dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn diễn biến phức tạp, trong khi triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Anh vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh này, việc duy trì kim ngạch thương mại song phương tiếp tục phát triển cao như trong những năm gần đây sẽ là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp hai nước.
Tuy vậy, bà Thủy cho rằng 2013 là năm kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh, do đó sẽ có nhiều hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại được chính phủ hai nước quan tâm thúc đẩy nên nhiều khả năng trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng này.
Theo bà Thủy, trong thời điểm hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu khả năng làm việc và giao dịch chuyên nghiệp. Hàng hóa Việt Nam có thể tốt hơn hàng sản xuất tại nhiều nước khác, điều kiện thương mại có thể thuận lợi hơn, song dịch vụ đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế thì lại chưa tốt do khả năng giao dịch bằng tiếng Anh yếu, nghiệp vụ ngoại thương và sự hiểu biết về luật pháp, văn hóa, tập quán kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp còn khiêm tốn.
Vì vậy, để phát triển thương mại một cách bền vững thì ngoài việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, một việc cần phải làm ngay và thường xuyên là giúp các doanh nghiệp nâng cao các kỹ năng này./.
Huy Hiệp (TTXVN)