Dịch giả Nguyễn Thị Kim Hiền nhiều năm sống và làm việc tại Mátxcơva. Hiện nay chị là phát thanh viên kiêm biên dịch viên của Ban Việt ngữ Hãng phát thanh quốc gia Liên bang Nga (đài “Tiếng nói nước Nga”).
Trong những năm ở nước ngoài, chị đã dịch sang tiếng Việt để giới thiệu với độc giả trong nước nhiều tác phẩm, như “Trở về Eden” , “Tiếng cười trong bóng tối”, “Sonechka”, “Pháo đài trắng”…
Nhân dịp chị về Hà Nội dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam, phóng viên TTXVN có dịp trò chuyện với chị.
Cho đến nay chị đã dịch được khá nhiều tác phẩm, chị có thể cho biết chị bắt đầu công việc dịch thuật từ bao giờ và thu nhập thế nào?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Quả thật bây giờ tôi không còn nhớ rõ, có lẽ từ khi tôi mới biết tiếng Nga. Võ vẽ tí ngoại ngữ tôi đã thử dịch các đoạn trích trong cuốn "Những bài tập đọc". Ban đầu tôi chỉ dịch cho bản thân mình thôi, như là một cách học ngoại ngữ hiệu quả.
Truyện dịch đầu tiên của tôi được in trên Sáng tác mới, tạp chí của Hội văn nghệ Vĩnh Phú, nhuận bút “oai” lắm, tận… 60 đồng, khi lương tập sự giáo viên đại học của tôi chỉ là 58 đồng một tháng.
Cho đến nay tôi đã dịch hơn chục cuốn sách, trong đó có mấy tác phẩm dịch rồi đang chờ xuất bản.
Tiêu chí để chị nhận lời dịch hoặc chọn dịch một tác phẩm?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Trước hết, đó phải là tác phẩm văn học đích thực, chứ không chỉ ăn khách trong một thời gian ngắn. Hiện nay một số nhà xuất bản chạy theo sách được giải, nhưng tiêu chí đó nhiều khi không chính xác để thẩm định, đánh giá tác phẩm. Lắm khi, sách được giải, tác giả được nhận khoản tiền lớn, báo chí làm rùm beng lên, rồi tất cả đi vào quên lãng…
Tôi cũng giống như những ai đó, thích đọc sách của các tác giả qua đời đã vài chục năm rồi mà sách của họ vẫn tiếp tục được tái bản.
Còn chọn sách để dịch ư? Trước hết, đó phải là những cuốn tôi thích, nếu không thích thì tôi không dịch, hay nói đúng hơn là tôi chỉ dịch những quyển “hợp tạng mình” và tôi cảm thấy có thể chuyển ngữ thành công.
Chị đang ở Nga, đọc nhiều sách Nga. Vậy tác giả hiện đại Nga nào hiện nay chị tâm đắc nhất?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Tôi thích Vladimir Nabokov. Ở Việt Nam tôi là người đầu tiên dịch và giới thiệu tiểu thuyết của nhà văn quý tộc Nga này. Hiện nay tôi đã dịch xong “Camera obskura” (“Phòng tối”) của Nabokov sang tiếng Việt và đang chờ xuất bản.
Nghe nói dịch giả Dương Tường đang dịch “Lolita” của Nabokov. Tôi cũng thích Andrei Platonov… Thích nhất Ivan Bunhin. Mỗi truyện ngắn của nhà văn đoạt giải thưởng Nobel này là một bài thơ.
Trong một lần, trả lời phỏng vấn báo chí, chị cho rằng những người dịch văn học Nga chỉ làm vì niềm đam mê chứ không thể coi đó là công việc kiếm sống. Thế nhưng, một thực tế là ở nhiều nước trên thế giới, nghề ấy có thể nuôi sống dịch giả mà niềm đam mê cũng không bị dập tắt. Chị có kỳ vọng rằng, đến một lúc nào đó, điều này cũng sẽ có ở Việt Nam?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Kỳ vọng đó đâu phải của riêng tôi mà là của hầu hết những người dịch văn học ở Việt Nam. Nếu ở Việt Nam cũng trả nhuận bút như ở các nước khác để chúng tôi được ngồi dịch sách mà không phải lo lắng gì đến vấn đề mưu sinh thì còn gì bằng!
Áp lực công việc ở nước ngoài khá căng thẳng, tôi có rất ít thời giờ dành cho đam mê của mình là dịch sách, mà lại ấp ủ nhiều kế hoạch. Tôi cho rằng dịch sách cũng là lao động sáng tạo, cần phải được trả công xứng đáng.
Chẳng hạn như hồi tháng 11/2008, trước khi ra sân bay trở lại Nga, một người bạn của tôi gọi điện bảo hãy nán lại ít phút vì chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” đang nói đến “Pháo đài trắng”. Nhưng từ đầu đến cuối không thấy người dẫn chương trình nhắc gì đến dịch giả Nguyễn Thị Kim Hiền - người đã bỏ ra hơn một năm để chuyển ngữ tác phẩm đó sang tiếng Việt!
Nếu dịch thuật là một niềm đam mê của chị, thì có lúc nào chị thấy đam mê ấy lấy của chị quá nhiều thời gian, trong khi chị có thể làm những việc khác “sinh lời” hơn không ?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Nhiều khi là như thế đấy. Không đam mê và không bị… trời hành, thì ngoài giờ làm ở cơ quan, có thể làm công việc khác kiếm tiền nhẹ nhàng hơn, một trang dịch văn bản được người ta trả 20 USD chẳng hạn, hoặc viết một bài báo cũng được trả nhuận bút nhiều hơn, và… nhanh ăn hơn.
Chị thấy mình “được” gì và “mất” gì khi dấn thân vào công việc này?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Được nhiều lắm chứ. Mình đọc một cuốn sách hay, rất muốn chia sẻ với người khác. Nói như ai đó, được là độc giả đầu tiên ở nước mình.
Nghe ra thì có vẻ to tát, nhưng giới thiệu văn học Nga, ngoài việc chia sẻ niềm đam mê của mình với những người khác, cũng là một cách để tôi được tỏ lòng tri ân với Liên Xô, với nước Nga. Và nữa, sống ở nước ngoài, dịch sách là một phương pháp để trau dồi tiếng Việt, để dạy tiếng mẹ đẻ cho thế hệ sau mình.
Năm 2009 vừa qua là một năm đầy khó khăn đối với nhiều người Việt ở Nga. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng thế nào với cuộc sống của chị?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Cuộc suy thoái kinh tế thế giới và những thay đổi trong chính sách đối với người lao động nhập cư của Nga ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng người Việt ở Nga. Sau khi chợ Vòm đóng cửa, nhiều tiểu thương Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động và về nước.
Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga - nơi tôi làm việc là một trong các đơn vị được nhà nước Liên bang Nga hỗ trợ, nhưng bản thân tôi và các nhân viên khác cũng từng phải đối đầu với không ít khó khăn, phức tạp.
Trong giai đoạn khó khăn nhất về tài chính, đài cho chúng tôi hưởng một nửa lương để không một ai bị giảm biên chế. Mà sống ở một thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Mátxcơva với khoản thu nhập eo hẹp hơn trước là một thử thách không đơn giản.
Tuy vậy, trong năm qua, công việc dịch thuật của tôi đã không bị gián đoạn. Mùa hè 2009, Công ty Nhã Nam đã tổ chức xuất bản tác phẩm văn học thiếu nhi “Cá sấu Ghena và các bạn” của Uspenski do tôi tham gia chuyển ngữ, được độc giả nhỏ tuổi đón nhận nồng nhiệt.
Tôi rất phấn khởi vì đầu năm 2010 này tôi là một trong số các dịch giả Việt Nam ở nước ngoài được Hội nhà văn Việt Nam mời về tham dự Hội nghị quảng bá văn học nước nhà.
Khi về nước tham gia hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam, chị đánh giá thế nào về kết quả của hoạt động này?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Lần đầu tiên Việt Nam mở một hội nghị tầm cỡ quy mô như vậy để quảng bá văn học, chứng tỏ Hội nhà văn nói riêng và xã hội nói chung đã có một cách đánh giá mới về vai trò của dịch văn học và dịch giả.
Theo tôi, đây là dịp để các dịch giả và nhà xuất bản nước ngoài tiếp xúc với các nhà văn Việt Nam, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Sau cuộc gặp này chắc chắn sẽ có thêm những tác phẩm Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài.
Chị có thể “bật mí” kế hoạch hiện nay của chị?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Tuy công việc rất bận rộn, tôi cũng đang sửa lại các bản dịch truyện ngắn Bunhin đã dịch trong nhiều năm qua. Ngoài ra còn tập truyện thiếu nhi “Ngọn đèn xanh” đã hoàn tất.
Hiện nay tôi đang gấp rút hoàn thành hợp đồng với Nhã Nam, dịch cuốn "Đường phố phía nắng soi", của nhà văn đương đại Nga Dina Rubina.
Xin cảm ơn chị!/.
Trong những năm ở nước ngoài, chị đã dịch sang tiếng Việt để giới thiệu với độc giả trong nước nhiều tác phẩm, như “Trở về Eden” , “Tiếng cười trong bóng tối”, “Sonechka”, “Pháo đài trắng”…
Nhân dịp chị về Hà Nội dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam, phóng viên TTXVN có dịp trò chuyện với chị.
Cho đến nay chị đã dịch được khá nhiều tác phẩm, chị có thể cho biết chị bắt đầu công việc dịch thuật từ bao giờ và thu nhập thế nào?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Quả thật bây giờ tôi không còn nhớ rõ, có lẽ từ khi tôi mới biết tiếng Nga. Võ vẽ tí ngoại ngữ tôi đã thử dịch các đoạn trích trong cuốn "Những bài tập đọc". Ban đầu tôi chỉ dịch cho bản thân mình thôi, như là một cách học ngoại ngữ hiệu quả.
Truyện dịch đầu tiên của tôi được in trên Sáng tác mới, tạp chí của Hội văn nghệ Vĩnh Phú, nhuận bút “oai” lắm, tận… 60 đồng, khi lương tập sự giáo viên đại học của tôi chỉ là 58 đồng một tháng.
Cho đến nay tôi đã dịch hơn chục cuốn sách, trong đó có mấy tác phẩm dịch rồi đang chờ xuất bản.
Tiêu chí để chị nhận lời dịch hoặc chọn dịch một tác phẩm?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Trước hết, đó phải là tác phẩm văn học đích thực, chứ không chỉ ăn khách trong một thời gian ngắn. Hiện nay một số nhà xuất bản chạy theo sách được giải, nhưng tiêu chí đó nhiều khi không chính xác để thẩm định, đánh giá tác phẩm. Lắm khi, sách được giải, tác giả được nhận khoản tiền lớn, báo chí làm rùm beng lên, rồi tất cả đi vào quên lãng…
Tôi cũng giống như những ai đó, thích đọc sách của các tác giả qua đời đã vài chục năm rồi mà sách của họ vẫn tiếp tục được tái bản.
Còn chọn sách để dịch ư? Trước hết, đó phải là những cuốn tôi thích, nếu không thích thì tôi không dịch, hay nói đúng hơn là tôi chỉ dịch những quyển “hợp tạng mình” và tôi cảm thấy có thể chuyển ngữ thành công.
Chị đang ở Nga, đọc nhiều sách Nga. Vậy tác giả hiện đại Nga nào hiện nay chị tâm đắc nhất?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Tôi thích Vladimir Nabokov. Ở Việt Nam tôi là người đầu tiên dịch và giới thiệu tiểu thuyết của nhà văn quý tộc Nga này. Hiện nay tôi đã dịch xong “Camera obskura” (“Phòng tối”) của Nabokov sang tiếng Việt và đang chờ xuất bản.
Nghe nói dịch giả Dương Tường đang dịch “Lolita” của Nabokov. Tôi cũng thích Andrei Platonov… Thích nhất Ivan Bunhin. Mỗi truyện ngắn của nhà văn đoạt giải thưởng Nobel này là một bài thơ.
Trong một lần, trả lời phỏng vấn báo chí, chị cho rằng những người dịch văn học Nga chỉ làm vì niềm đam mê chứ không thể coi đó là công việc kiếm sống. Thế nhưng, một thực tế là ở nhiều nước trên thế giới, nghề ấy có thể nuôi sống dịch giả mà niềm đam mê cũng không bị dập tắt. Chị có kỳ vọng rằng, đến một lúc nào đó, điều này cũng sẽ có ở Việt Nam?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Kỳ vọng đó đâu phải của riêng tôi mà là của hầu hết những người dịch văn học ở Việt Nam. Nếu ở Việt Nam cũng trả nhuận bút như ở các nước khác để chúng tôi được ngồi dịch sách mà không phải lo lắng gì đến vấn đề mưu sinh thì còn gì bằng!
Áp lực công việc ở nước ngoài khá căng thẳng, tôi có rất ít thời giờ dành cho đam mê của mình là dịch sách, mà lại ấp ủ nhiều kế hoạch. Tôi cho rằng dịch sách cũng là lao động sáng tạo, cần phải được trả công xứng đáng.
Chẳng hạn như hồi tháng 11/2008, trước khi ra sân bay trở lại Nga, một người bạn của tôi gọi điện bảo hãy nán lại ít phút vì chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” đang nói đến “Pháo đài trắng”. Nhưng từ đầu đến cuối không thấy người dẫn chương trình nhắc gì đến dịch giả Nguyễn Thị Kim Hiền - người đã bỏ ra hơn một năm để chuyển ngữ tác phẩm đó sang tiếng Việt!
Nếu dịch thuật là một niềm đam mê của chị, thì có lúc nào chị thấy đam mê ấy lấy của chị quá nhiều thời gian, trong khi chị có thể làm những việc khác “sinh lời” hơn không ?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Nhiều khi là như thế đấy. Không đam mê và không bị… trời hành, thì ngoài giờ làm ở cơ quan, có thể làm công việc khác kiếm tiền nhẹ nhàng hơn, một trang dịch văn bản được người ta trả 20 USD chẳng hạn, hoặc viết một bài báo cũng được trả nhuận bút nhiều hơn, và… nhanh ăn hơn.
Chị thấy mình “được” gì và “mất” gì khi dấn thân vào công việc này?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Được nhiều lắm chứ. Mình đọc một cuốn sách hay, rất muốn chia sẻ với người khác. Nói như ai đó, được là độc giả đầu tiên ở nước mình.
Nghe ra thì có vẻ to tát, nhưng giới thiệu văn học Nga, ngoài việc chia sẻ niềm đam mê của mình với những người khác, cũng là một cách để tôi được tỏ lòng tri ân với Liên Xô, với nước Nga. Và nữa, sống ở nước ngoài, dịch sách là một phương pháp để trau dồi tiếng Việt, để dạy tiếng mẹ đẻ cho thế hệ sau mình.
Năm 2009 vừa qua là một năm đầy khó khăn đối với nhiều người Việt ở Nga. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng thế nào với cuộc sống của chị?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Cuộc suy thoái kinh tế thế giới và những thay đổi trong chính sách đối với người lao động nhập cư của Nga ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng người Việt ở Nga. Sau khi chợ Vòm đóng cửa, nhiều tiểu thương Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động và về nước.
Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga - nơi tôi làm việc là một trong các đơn vị được nhà nước Liên bang Nga hỗ trợ, nhưng bản thân tôi và các nhân viên khác cũng từng phải đối đầu với không ít khó khăn, phức tạp.
Trong giai đoạn khó khăn nhất về tài chính, đài cho chúng tôi hưởng một nửa lương để không một ai bị giảm biên chế. Mà sống ở một thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Mátxcơva với khoản thu nhập eo hẹp hơn trước là một thử thách không đơn giản.
Tuy vậy, trong năm qua, công việc dịch thuật của tôi đã không bị gián đoạn. Mùa hè 2009, Công ty Nhã Nam đã tổ chức xuất bản tác phẩm văn học thiếu nhi “Cá sấu Ghena và các bạn” của Uspenski do tôi tham gia chuyển ngữ, được độc giả nhỏ tuổi đón nhận nồng nhiệt.
Tôi rất phấn khởi vì đầu năm 2010 này tôi là một trong số các dịch giả Việt Nam ở nước ngoài được Hội nhà văn Việt Nam mời về tham dự Hội nghị quảng bá văn học nước nhà.
Khi về nước tham gia hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam, chị đánh giá thế nào về kết quả của hoạt động này?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Lần đầu tiên Việt Nam mở một hội nghị tầm cỡ quy mô như vậy để quảng bá văn học, chứng tỏ Hội nhà văn nói riêng và xã hội nói chung đã có một cách đánh giá mới về vai trò của dịch văn học và dịch giả.
Theo tôi, đây là dịp để các dịch giả và nhà xuất bản nước ngoài tiếp xúc với các nhà văn Việt Nam, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Sau cuộc gặp này chắc chắn sẽ có thêm những tác phẩm Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài.
Chị có thể “bật mí” kế hoạch hiện nay của chị?
Nguyễn Thị Kim Hiền: Tuy công việc rất bận rộn, tôi cũng đang sửa lại các bản dịch truyện ngắn Bunhin đã dịch trong nhiều năm qua. Ngoài ra còn tập truyện thiếu nhi “Ngọn đèn xanh” đã hoàn tất.
Hiện nay tôi đang gấp rút hoàn thành hợp đồng với Nhã Nam, dịch cuốn "Đường phố phía nắng soi", của nhà văn đương đại Nga Dina Rubina.
Xin cảm ơn chị!/.
P.V (Vietnam+)