Trong những giáp Tết, bà con kiều bào từ nước ngoài về nước hoặc hướng về Tổ quốc với rất nhiều tình cảm mặn mà. Ai có thể đứng trên mảnh đất quê hương đều ngập tràn hạnh phúc. Chị Đỗ Thị Minh Hiếu - Việt kiều từ Canada đã về nước đón Xuân Tân Mão cũng đang sống trong tâm trạng như thế. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi cùng chị Hiếu nhân chuyến về nguồn trong dịp này.
- Xin chào mừng chị đã về ăn Tết Nguyên đán ở quê hương. Chị đã xa đất nước bao nhiêu năm và hiện ở nước ngoài, chị cùng gia đình đang sinh sống ở thành phố nào?
Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Cảm ơn em! Chị sang bên đó từ năm 1988, đến năm 1990 thì xong thủ tục định cư chính thức ở Canada. Gia đình chị người gốc ở Phát Diệm, năm 1954 vào Sài Gòn sinh sống. Hiện chị cùng gia đình sống ở thành phố Vaughan (Canada). Đây là một thành phố có khá nhiều người Việt mình sinh sống. - Hiện nay, ở trong nước chị còn nhiều người thân không, thưa chị?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Có, rất nhiều. Từ người nhà đến bạn bè. Vì đến 25 tuổi chị mới xa nước. Trong gia đình thì có anh trai và hai cô em gái.
- Được biết, chị đã tham gia rất tích cực trong một dự án từ thiện. Và chị đã trở thành một người Việt sống ở nước ngoài tiêu biểu luôn hướng về quê hương. Chị có thể giới thiệu đôi nét về tổ chức mà chị là chủ tịch sáng lập?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị là người sáng lập Tổ chức cứu trợ Trọn Vẹn Ước Mơ (Dreams Fulfilled Relief Organization Canada). Với mục tiêu mang mùa Xuân và nụ cười đến những bệnh nhân đang dày vò bởi căn bệnh của sự lụi tàn-bệnh phong. Chúng tôi đã đến thăm và tặng quà cho hơn 2000 bệnh nhân, trong đó có 120 trẻ em tại trại phong Bến Sắn – Bình Dương. Bên cạnh đó, còn có dự án “Hỗ trợ một số hoạt động cho trường nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng” do tổ chức của chúng tôi tài trợ được thực hiện từ tháng 01/2009 với tổng kinh phí 253 triệu đồng bao gồm in sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh học hòa nhập ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông; sửa chữa, nâng cấp phòng thực hành xoa bóp bấm huyệt phục vụ dạy nghề cho trẻ em khiếm thị và hỗ trợ đời sống hàng tháng cho học sinh khuyết tật. - Đây là lần thứ mấy chị trở về ăn Tết trong lòng đất nước?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Lần thứ hai, lần trước là năm 2008, hồi đó sau 20 năm chị mới về ăn Tết tại quê hương. - Cảm xúc của chị từ hôm về nước đến nay?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị thấy đất nước mình thay đổi mỗi ngày. Cách đây 6 tháng chị đã về nước làm từ thiện theo hành trình xuyên Việt, vậy mà đến mấy ngày hôm nay về lại thấy có nhiều chuyển biến lắm, chị rất vui. - Chị đã bao giờ ăn Tết ở Hà Nội?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị chưa ăn Tết Hà Nội bao giờ, vì gia đình anh và các em của chị ở Thành phố Hồ Chí Minh nên chị luôn ăn Tết cùng gia đình. Lần này, chị được mời tham dự chương trình “Xuân quê hương” ở Hoàng thành Thăng Long ngày 28 và ngày 29, sau khi gặp mặt để chúc mừng tân Tổng Bí thư Đảng, chị sẽ bay vào ăn Tết cùng cả nhà. Năm nay, bố mẹ chị cũng vừa về nước ăn Tết, các cụ vừa về được mấy hôm. - Xin chị kể về Tết Việt của bà con mình ở bên đó? Điều gì có thể có và điều gì không thể?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Bên đó vẫn là ngày thường thôi “một ngày như mọi ngày.” Người ta vẫn đi làm, không chính thức có Tết. Tết chỉ có trong mỗi gia đình và cơ bản là Tết trong lòng người. Không có chuyện kéo dài không khí chuẩn bị Tết cả tháng trời như trong nước. Việc rộn ràng sắm sửa, nhất là đi đi chợ hoa Tết thì không thể nào. Có thể nói ai ai cũng muốn về quê hương ăn Tết nhưng chỉ vì chưa có điều kiện về tài chính, về thời gian nên không về được mà thôi. Như vừa nói, Tết trong mỗi gia đình nên nếu là người sống độc thân thì có thể nói là không có Tết. Ngày cứ trôi qua lặng lẽ như không. Ở thành phố nơi chị sống giá lạnh lắm không ấm và bà con mình chưa đông bằng ở Mỹ (như ở Cali chẳng hạn) để có thể tổ chức Hội chợ Tết ba ngày. Cộng đồng người Việt của bọn chị chỉ đón Tết chung có một ngày thôi. Đó là ngày mà Hội người Việt tổ chức Hội chợ Tết. Hội chợ Tết có bán đủ thứ cho ngày Tết. Có bánh chưng, có mứt kẹo như ở trong nước. Chỉ có hoa mai, hoa đào là không thể có. Đành thưởng thức những bông mai, bông đào làm giả dán trên cành cây. Mặc dù càng gần đây việc tổ chức Hội chợ càng nhiều sắc thái mới, nhiều nét Việt hơn. Có cả múa lân, múa rồng, có chợ quê, có cả lì xì…Có thể nói ngày càng đủ các thức của ngày Tết nhưng dù sao trên đầu vẫn không phải bầu trời quê hương, vẫn đâu phải bầu trời Việt Nam…Nhớ lắm! Tết là dịp ai cũng xao xuyến nhớ về Việt Nam, cho dù có người bộc lộ, có người âm thầm… - Hẳn kiều bào ta nhớ về Tết quê hương với những món ăn truyền thống, chị lại được thưởng thức trên chính Tổ quốc mình, vậy chị thích ăn Tết nhất với món gì?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị rất thích món bánh chưng. Cách đây ba năm về ăn Tết chị còn bị đói do người nhà đi chơi Tết vắng nên lần này nhất định sẽ thưởng thức bánh chưng để bù lại! (cười)- Chị có nỗi niềm gì với quê hương trong ấn tượng lời bài ca, một câu thơ nào đó không? Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Có chứ rất nhiều. Và chị đã sáng tác ca khúc “Mùa xuân đã đến” mong gửi gắm trong đó tình yêu với mùa xuân đất nước và cũng là khúc ấm áp sẻ chia từ những tấm lòng vì các bệnh nhân phong, các em thơ thiếu may mắn. Trong đó có câu ca: “Mùa xuân đã đến bên đời/ thay thế bao muộn phiền…” và "Này em hãy nở nụ cười-Vì bên em có chúng tôi/Ta cùng mừng xuân tươi!" - Xin trân trọng cảm ơn chị! Chúc chị một mùa xuân đoàn viên hạnh phúc trên quê hương của chúng ta!
- Được biết, chị đã tham gia rất tích cực trong một dự án từ thiện. Và chị đã trở thành một người Việt sống ở nước ngoài tiêu biểu luôn hướng về quê hương. Chị có thể giới thiệu đôi nét về tổ chức mà chị là chủ tịch sáng lập?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị là người sáng lập Tổ chức cứu trợ Trọn Vẹn Ước Mơ (Dreams Fulfilled Relief Organization Canada). Với mục tiêu mang mùa Xuân và nụ cười đến những bệnh nhân đang dày vò bởi căn bệnh của sự lụi tàn-bệnh phong. Chúng tôi đã đến thăm và tặng quà cho hơn 2000 bệnh nhân, trong đó có 120 trẻ em tại trại phong Bến Sắn – Bình Dương. Bên cạnh đó, còn có dự án “Hỗ trợ một số hoạt động cho trường nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng” do tổ chức của chúng tôi tài trợ được thực hiện từ tháng 01/2009 với tổng kinh phí 253 triệu đồng bao gồm in sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh học hòa nhập ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông; sửa chữa, nâng cấp phòng thực hành xoa bóp bấm huyệt phục vụ dạy nghề cho trẻ em khiếm thị và hỗ trợ đời sống hàng tháng cho học sinh khuyết tật. - Đây là lần thứ mấy chị trở về ăn Tết trong lòng đất nước?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Lần thứ hai, lần trước là năm 2008, hồi đó sau 20 năm chị mới về ăn Tết tại quê hương. - Cảm xúc của chị từ hôm về nước đến nay?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị thấy đất nước mình thay đổi mỗi ngày. Cách đây 6 tháng chị đã về nước làm từ thiện theo hành trình xuyên Việt, vậy mà đến mấy ngày hôm nay về lại thấy có nhiều chuyển biến lắm, chị rất vui. - Chị đã bao giờ ăn Tết ở Hà Nội?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị chưa ăn Tết Hà Nội bao giờ, vì gia đình anh và các em của chị ở Thành phố Hồ Chí Minh nên chị luôn ăn Tết cùng gia đình. Lần này, chị được mời tham dự chương trình “Xuân quê hương” ở Hoàng thành Thăng Long ngày 28 và ngày 29, sau khi gặp mặt để chúc mừng tân Tổng Bí thư Đảng, chị sẽ bay vào ăn Tết cùng cả nhà. Năm nay, bố mẹ chị cũng vừa về nước ăn Tết, các cụ vừa về được mấy hôm. - Xin chị kể về Tết Việt của bà con mình ở bên đó? Điều gì có thể có và điều gì không thể?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Bên đó vẫn là ngày thường thôi “một ngày như mọi ngày.” Người ta vẫn đi làm, không chính thức có Tết. Tết chỉ có trong mỗi gia đình và cơ bản là Tết trong lòng người. Không có chuyện kéo dài không khí chuẩn bị Tết cả tháng trời như trong nước. Việc rộn ràng sắm sửa, nhất là đi đi chợ hoa Tết thì không thể nào. Có thể nói ai ai cũng muốn về quê hương ăn Tết nhưng chỉ vì chưa có điều kiện về tài chính, về thời gian nên không về được mà thôi. Như vừa nói, Tết trong mỗi gia đình nên nếu là người sống độc thân thì có thể nói là không có Tết. Ngày cứ trôi qua lặng lẽ như không. Ở thành phố nơi chị sống giá lạnh lắm không ấm và bà con mình chưa đông bằng ở Mỹ (như ở Cali chẳng hạn) để có thể tổ chức Hội chợ Tết ba ngày. Cộng đồng người Việt của bọn chị chỉ đón Tết chung có một ngày thôi. Đó là ngày mà Hội người Việt tổ chức Hội chợ Tết. Hội chợ Tết có bán đủ thứ cho ngày Tết. Có bánh chưng, có mứt kẹo như ở trong nước. Chỉ có hoa mai, hoa đào là không thể có. Đành thưởng thức những bông mai, bông đào làm giả dán trên cành cây. Mặc dù càng gần đây việc tổ chức Hội chợ càng nhiều sắc thái mới, nhiều nét Việt hơn. Có cả múa lân, múa rồng, có chợ quê, có cả lì xì…Có thể nói ngày càng đủ các thức của ngày Tết nhưng dù sao trên đầu vẫn không phải bầu trời quê hương, vẫn đâu phải bầu trời Việt Nam…Nhớ lắm! Tết là dịp ai cũng xao xuyến nhớ về Việt Nam, cho dù có người bộc lộ, có người âm thầm… - Hẳn kiều bào ta nhớ về Tết quê hương với những món ăn truyền thống, chị lại được thưởng thức trên chính Tổ quốc mình, vậy chị thích ăn Tết nhất với món gì?Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Chị rất thích món bánh chưng. Cách đây ba năm về ăn Tết chị còn bị đói do người nhà đi chơi Tết vắng nên lần này nhất định sẽ thưởng thức bánh chưng để bù lại! (cười)- Chị có nỗi niềm gì với quê hương trong ấn tượng lời bài ca, một câu thơ nào đó không? Chị Đỗ Thị Minh Hiếu: Có chứ rất nhiều. Và chị đã sáng tác ca khúc “Mùa xuân đã đến” mong gửi gắm trong đó tình yêu với mùa xuân đất nước và cũng là khúc ấm áp sẻ chia từ những tấm lòng vì các bệnh nhân phong, các em thơ thiếu may mắn. Trong đó có câu ca: “Mùa xuân đã đến bên đời/ thay thế bao muộn phiền…” và "Này em hãy nở nụ cười-Vì bên em có chúng tôi/Ta cùng mừng xuân tươi!" - Xin trân trọng cảm ơn chị! Chúc chị một mùa xuân đoàn viên hạnh phúc trên quê hương của chúng ta!
Nguyễn Anh (Vietnam+)