Tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu ngày 18/9, nhiều đại biểu đã lên tiếng kêu gọi giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
Hội nghị này do Hiệp hội Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) tổ chức tại tỉnh Cà Mau.
Cụ thể, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm bãi bỏ thủ tục đăng ký kiểm dịch với thú y đối với hàng mẫu để giảm bớt thủ tục hành chính cũng như thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp; bãi bỏ quy định kiểm soát chất phóng xạ đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ Nhật Bản nhằm mục đích gia công hoặc sản xuất xuất khẩu.
Theo VASEP, về lâu dài, Cục Thú y cần làm việc với cơ quan thẩm quyền các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan xem xét việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trước mắt, Bộ xem xét và cho phép những trường hợp khách hàng gửi nguyên liệu sang Việt Nam để gia công, chế biến hàng xuất khẩu được phép nhập khẩu vào Việt Nam mà không cần Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thẩm quyền các nước xuất khẩu cấp.
Những ràng buộc bởi các quy định thủ tục hành chính, dẫn đến nhiều lô hàng nguyên liệu của khách hàng không xuất sang được Việt Nam, khiến các doanh nghiệp Việt Nam đánh mất nhiều khách hàng mới tiềm năng, giảm khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần sớm xem xét và sửa đổi những quy định phù hợp hơn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng năng lực cạnh tranh và tiết giảm được chi phí trong tình hình hiện nay.
Đề cập những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho rằng cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm nghiệm lô hàng được đưa ra là cách tiếp cận chính bên cạnh việc kiểm soát điều kiện sản suất nghiêm ngặt, làm điều kiện để cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, sự tác động của gia tăng đáng kể các hoạt động kiểm soát sẽ làm tăng chi phí gấp nhiều lần, đồng thời làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa kể các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian chờ thủ tục xuất khẩu ảnh hưởng đến việc tăng cường xuất khẩu.
Trong lĩnh vực kiểm dịch thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Cụ thể, khi thực hiện Thông tư số 01 của Bộ Tài chính về thông quan hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch, còn vướng mắc ở quy định cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng nhập khẩu; xác định form của cơ quan nước xuất khẩu cấp (quy định sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, lô hàng đủ tiêu chuẩn thú y, không lây lan dịch bệnh động vật); thủ tục đăng ký xin giấy phép kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu là hàng mẫu gây nhiều khó khăn cho phía doanh nghiệp.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đã yêu cầu khách hàng gửi hàng mẫu là sản phẩm thủy sản đông lạnh để khảo sát chất lượng nguyên liệu trước khi quyết định mua hoặc để sản xuất thử mặt hàng mới, không nhằm mục đích thương mại. Nhu cầu này thường phát sinh đột xuất với số lượng nhỏ và được gửi bằng đường hàng không để rút ngắn thời gian.
Tuy nhiên, nếu thực hiện theo quy định tại mục 3, điều 3 và điều 16 tại Thông tư 06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì cho dù doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với số lượng nhỏ cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định như đăng ký kiểm dịch, khai báo kiểm dịch, kiểm tra hàng hóa và lấy giấy chứng nhận chất lượng để nhận lô hàng.
Quy định phải xin giấy phép kiểm dịch đối với hàng mẫu nhập khẩu chuyển về Việt Nam bằng đường hàng không đã gây nhiều khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quy định kiểm soát chất phóng xạ đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ Nhật Bản.
Việc này sẽ làm tăng thêm thời gian và các chi phí phát sinh như phí kiểm nghiệm chất phóng xạ, phí lưu container và phí lưu bãi. Thời gian chờ kết quả kiểm soát chất phóng xạ dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt hàng thủy sản đông lạnh và làm chậm tiến độ sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam./.
Hội nghị này do Hiệp hội Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) tổ chức tại tỉnh Cà Mau.
Cụ thể, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm bãi bỏ thủ tục đăng ký kiểm dịch với thú y đối với hàng mẫu để giảm bớt thủ tục hành chính cũng như thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp; bãi bỏ quy định kiểm soát chất phóng xạ đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ Nhật Bản nhằm mục đích gia công hoặc sản xuất xuất khẩu.
Theo VASEP, về lâu dài, Cục Thú y cần làm việc với cơ quan thẩm quyền các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan xem xét việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trước mắt, Bộ xem xét và cho phép những trường hợp khách hàng gửi nguyên liệu sang Việt Nam để gia công, chế biến hàng xuất khẩu được phép nhập khẩu vào Việt Nam mà không cần Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thẩm quyền các nước xuất khẩu cấp.
Những ràng buộc bởi các quy định thủ tục hành chính, dẫn đến nhiều lô hàng nguyên liệu của khách hàng không xuất sang được Việt Nam, khiến các doanh nghiệp Việt Nam đánh mất nhiều khách hàng mới tiềm năng, giảm khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần sớm xem xét và sửa đổi những quy định phù hợp hơn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng năng lực cạnh tranh và tiết giảm được chi phí trong tình hình hiện nay.
Đề cập những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho rằng cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm nghiệm lô hàng được đưa ra là cách tiếp cận chính bên cạnh việc kiểm soát điều kiện sản suất nghiêm ngặt, làm điều kiện để cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, sự tác động của gia tăng đáng kể các hoạt động kiểm soát sẽ làm tăng chi phí gấp nhiều lần, đồng thời làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa kể các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian chờ thủ tục xuất khẩu ảnh hưởng đến việc tăng cường xuất khẩu.
Trong lĩnh vực kiểm dịch thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Cụ thể, khi thực hiện Thông tư số 01 của Bộ Tài chính về thông quan hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch, còn vướng mắc ở quy định cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng nhập khẩu; xác định form của cơ quan nước xuất khẩu cấp (quy định sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, lô hàng đủ tiêu chuẩn thú y, không lây lan dịch bệnh động vật); thủ tục đăng ký xin giấy phép kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu là hàng mẫu gây nhiều khó khăn cho phía doanh nghiệp.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đã yêu cầu khách hàng gửi hàng mẫu là sản phẩm thủy sản đông lạnh để khảo sát chất lượng nguyên liệu trước khi quyết định mua hoặc để sản xuất thử mặt hàng mới, không nhằm mục đích thương mại. Nhu cầu này thường phát sinh đột xuất với số lượng nhỏ và được gửi bằng đường hàng không để rút ngắn thời gian.
Tuy nhiên, nếu thực hiện theo quy định tại mục 3, điều 3 và điều 16 tại Thông tư 06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì cho dù doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với số lượng nhỏ cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định như đăng ký kiểm dịch, khai báo kiểm dịch, kiểm tra hàng hóa và lấy giấy chứng nhận chất lượng để nhận lô hàng.
Quy định phải xin giấy phép kiểm dịch đối với hàng mẫu nhập khẩu chuyển về Việt Nam bằng đường hàng không đã gây nhiều khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quy định kiểm soát chất phóng xạ đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ Nhật Bản.
Việc này sẽ làm tăng thêm thời gian và các chi phí phát sinh như phí kiểm nghiệm chất phóng xạ, phí lưu container và phí lưu bãi. Thời gian chờ kết quả kiểm soát chất phóng xạ dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt hàng thủy sản đông lạnh và làm chậm tiến độ sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam./.
Kim Há (TTXVN)