Hiện nay, nông dân tỉnh Kiên Giang tập trung thu hoạch rộ lúa Đông Xuân với niềm vui được mùa, năng suất bình quân 6,3 tấn/ha.
Tuy nhiên, một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, bởi dù giá bán khá thấp so với những loại lúa thương phẩm hàng hóa khác, nhưng thương lái vẫn không mua.
Tại các vùng trọng điểm lúa như U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành…, trên các phương tiện thu mua lúa, thương lái gắn bảng “lúa 504… không mua” nên nông dân không bán được, dù giá lúa chỉ ở mức 4.000-4.200 đồng/kg.
Trong khi đó, sản lượng lúa này đang tồn trữ khá lớn, nông dân rất cần bán để thanh toán chi phí đầu tư sản xuất, trả nợ vay ngân hàng và trang trải sinh hoạt cho gia đình.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, vụ Đông Xuân 2011-2012, toàn tỉnh xuống giống 290.549/285.000 ha, tăng gần 2% so với kế hoạch, nhưng gieo sạ giống lúa IR50404 chiếm 31% diện tích.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương khống chế diện tích gieo sạ lúa chất lượng thấp không vượt quá 20%, nhưng nhiều nơi nông dân “xé rào,” nhất là huyện Châu Thành, giống lúa IR50404 gieo sạ hơn 70% so với tổng diện tích xuống giống.
Nguyên nhân do những vụ mùa trước, loại lúa này bán có giá nhờ thị trường xuất khẩu gạo cấp thấp thuận lợi, giống lúa IR 50404 luôn đạt năng suất từ 6-8 tấn/ha, nên nhiều nông dân vẫn chuộng loại giống này để gieo trồng.
Theo nhiều thương lái, sở dĩ không mua lúa IR50404 do đây là sản phẩm nông sản chất lượng thấp, chưa ký được hợp đồng mới xuất khẩu loại gạo này với đối tác; thị trường xuất khẩu gạo những tháng đầu năm nay gặp rất nhiều khó khăn và cạnh tranh khá gay gắt, bởi các thị trường gạo cấp thấp đang nổi lên; giá lúa xuống thấp, diễn biến khó lường, nếu mua vào rủi ro rất lớn, thua lỗ khó tránh khỏi.
Trong khi đó, sản phẩm gạo chất lượng cao, gạo thơm nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đang tăng theo chiều hướng có lợi và nhiều đối tác đặt hàng, nên doanh nghiệp tập trung thu mua chế biến để xuất khẩu…
Thực hiện chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các doanh nghiệp đầu mối tổ chức thu mua hợp lý, giảm khâu trung gian, nhằm tăng thêm lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.
Để tránh tình trạng “được mùa mất giá” trong những vụ mùa tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tuyên truyền vận động, khuyến cáo nông dân hạn chế trồng giống lúa IR50404 dưới 20% diện tích, hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con chuyển đổi giống, chuyển sang trồng lúa chất lượng cao, lúa thơm có giá trị kinh tế, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tỉnh Kiên Giang định hướng quy hoạch lại ngành sản xuất lúa và xuất khẩu lúa gạo trên cơ sở tập trung phát triển nguồn giống chất lượng cao, tái cơ cấu sản xuất để nâng cao thương hiệu và giá trị hạt gạo.
Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện liên kết “4 nhà” theo hướng doanh nghiệp và nông dân liên kết sản xuất theo các mô hình cánh đồng mẫu lớn; doanh nghiệp xác định đầu ra cho sản phẩm trên cơ sở xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, quảng bá, giới thiệu hạt gạo Kiên Giang và đặt hàng nông dân sản xuất theo nhu cầu, nhằm tạo ra sản lượng lớn, chất lượng tốt, đồng đều, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu./.
Tuy nhiên, một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, bởi dù giá bán khá thấp so với những loại lúa thương phẩm hàng hóa khác, nhưng thương lái vẫn không mua.
Tại các vùng trọng điểm lúa như U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành…, trên các phương tiện thu mua lúa, thương lái gắn bảng “lúa 504… không mua” nên nông dân không bán được, dù giá lúa chỉ ở mức 4.000-4.200 đồng/kg.
Trong khi đó, sản lượng lúa này đang tồn trữ khá lớn, nông dân rất cần bán để thanh toán chi phí đầu tư sản xuất, trả nợ vay ngân hàng và trang trải sinh hoạt cho gia đình.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, vụ Đông Xuân 2011-2012, toàn tỉnh xuống giống 290.549/285.000 ha, tăng gần 2% so với kế hoạch, nhưng gieo sạ giống lúa IR50404 chiếm 31% diện tích.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương khống chế diện tích gieo sạ lúa chất lượng thấp không vượt quá 20%, nhưng nhiều nơi nông dân “xé rào,” nhất là huyện Châu Thành, giống lúa IR50404 gieo sạ hơn 70% so với tổng diện tích xuống giống.
Nguyên nhân do những vụ mùa trước, loại lúa này bán có giá nhờ thị trường xuất khẩu gạo cấp thấp thuận lợi, giống lúa IR 50404 luôn đạt năng suất từ 6-8 tấn/ha, nên nhiều nông dân vẫn chuộng loại giống này để gieo trồng.
Theo nhiều thương lái, sở dĩ không mua lúa IR50404 do đây là sản phẩm nông sản chất lượng thấp, chưa ký được hợp đồng mới xuất khẩu loại gạo này với đối tác; thị trường xuất khẩu gạo những tháng đầu năm nay gặp rất nhiều khó khăn và cạnh tranh khá gay gắt, bởi các thị trường gạo cấp thấp đang nổi lên; giá lúa xuống thấp, diễn biến khó lường, nếu mua vào rủi ro rất lớn, thua lỗ khó tránh khỏi.
Trong khi đó, sản phẩm gạo chất lượng cao, gạo thơm nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đang tăng theo chiều hướng có lợi và nhiều đối tác đặt hàng, nên doanh nghiệp tập trung thu mua chế biến để xuất khẩu…
Thực hiện chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các doanh nghiệp đầu mối tổ chức thu mua hợp lý, giảm khâu trung gian, nhằm tăng thêm lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.
Để tránh tình trạng “được mùa mất giá” trong những vụ mùa tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tuyên truyền vận động, khuyến cáo nông dân hạn chế trồng giống lúa IR50404 dưới 20% diện tích, hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con chuyển đổi giống, chuyển sang trồng lúa chất lượng cao, lúa thơm có giá trị kinh tế, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tỉnh Kiên Giang định hướng quy hoạch lại ngành sản xuất lúa và xuất khẩu lúa gạo trên cơ sở tập trung phát triển nguồn giống chất lượng cao, tái cơ cấu sản xuất để nâng cao thương hiệu và giá trị hạt gạo.
Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện liên kết “4 nhà” theo hướng doanh nghiệp và nông dân liên kết sản xuất theo các mô hình cánh đồng mẫu lớn; doanh nghiệp xác định đầu ra cho sản phẩm trên cơ sở xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, quảng bá, giới thiệu hạt gạo Kiên Giang và đặt hàng nông dân sản xuất theo nhu cầu, nhằm tạo ra sản lượng lớn, chất lượng tốt, đồng đều, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu./.
Lê Huy Hải (TTXVN)