Ngày 22/2, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đối với Chương I (Chế độ chính trị), các đại biểu khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu, quyết định thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại khoản 2, điều 4, nhiều ý kiến đóng góp đề nghị bổ sung: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo duy nhất của Nhà nước và toàn xã hội Việt Nam”.
Tại khoản 2, điều 8 quy định: “Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, nhiều ý kiến đại biểu bổ sung, cần thêm cụm từ “ và phải tuyệt đối thực hiện tốt nội dung này” vào cuối câu.
Đối với Chương II (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân), khoản 1, điều 25 ghi “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Các đại biểu cho rằng cần bổ sung: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận được bình đẳng trước pháp luật”.
Tại khoản 1, Điều 31 các đại biểu cho rằng nên tách quyền khiếu nại và tố cáo làm 2 phần riêng. Cụ thể đối với việc khiếu khiếu nại cần có giới hạn khi cá nhân, tập thể bị xâm phạm lợi ích; còn quyền tố cáo không giới hạn, công dân có quyền tố cáo khi thấy cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm bất kỳ lợi ích của cá nhân, tập thể nào.
Chương IX (Chính quyền địa phương), tại Điều 115, điểm 1, các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố… trong thực tế là phù hợp. Các đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm: “Nước chia thành tỉnh, thành phố và các Khu kinh tế hành chính đặc biệt (như Phú Quốc) trực thuộc Trung ương để thời gian phát triển một số khu vực khác khỏi phải bổ sung theo Luật.
Ngoài ra còn nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các đại biểu về các vấn đề trọng tâm mang tính chiến lược, những vấn đề thật sự cần thiết, bức xúc phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nhận được sự thống nhất cao của nhân dân và phù hợp với tình hình mới, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, tỉnh Kiên Giang tập trung triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 từ tỉnh đến cơ sở. Các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để triển khai rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, bảo đảm chất lượng, thiết thực và tiết kiệm. Kiên quyết không để kẻ xấu, đối tượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp trong tỉnh chỉ đạo kết hợp việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ở địa phương, cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức lấy ý kiến riêng bằng những hình thức thích hợp, đồng thời tập hợp đầy đủ, chính xác ý kiến đóng góp và báo cáo cấp trên theo quy định./.
Đối với Chương I (Chế độ chính trị), các đại biểu khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu, quyết định thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại khoản 2, điều 4, nhiều ý kiến đóng góp đề nghị bổ sung: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo duy nhất của Nhà nước và toàn xã hội Việt Nam”.
Tại khoản 2, điều 8 quy định: “Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, nhiều ý kiến đại biểu bổ sung, cần thêm cụm từ “ và phải tuyệt đối thực hiện tốt nội dung này” vào cuối câu.
Đối với Chương II (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân), khoản 1, điều 25 ghi “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Các đại biểu cho rằng cần bổ sung: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận được bình đẳng trước pháp luật”.
Tại khoản 1, Điều 31 các đại biểu cho rằng nên tách quyền khiếu nại và tố cáo làm 2 phần riêng. Cụ thể đối với việc khiếu khiếu nại cần có giới hạn khi cá nhân, tập thể bị xâm phạm lợi ích; còn quyền tố cáo không giới hạn, công dân có quyền tố cáo khi thấy cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm bất kỳ lợi ích của cá nhân, tập thể nào.
Chương IX (Chính quyền địa phương), tại Điều 115, điểm 1, các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố… trong thực tế là phù hợp. Các đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm: “Nước chia thành tỉnh, thành phố và các Khu kinh tế hành chính đặc biệt (như Phú Quốc) trực thuộc Trung ương để thời gian phát triển một số khu vực khác khỏi phải bổ sung theo Luật.
Ngoài ra còn nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các đại biểu về các vấn đề trọng tâm mang tính chiến lược, những vấn đề thật sự cần thiết, bức xúc phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nhận được sự thống nhất cao của nhân dân và phù hợp với tình hình mới, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, tỉnh Kiên Giang tập trung triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 từ tỉnh đến cơ sở. Các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để triển khai rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, bảo đảm chất lượng, thiết thực và tiết kiệm. Kiên quyết không để kẻ xấu, đối tượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp trong tỉnh chỉ đạo kết hợp việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ở địa phương, cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức lấy ý kiến riêng bằng những hình thức thích hợp, đồng thời tập hợp đầy đủ, chính xác ý kiến đóng góp và báo cáo cấp trên theo quy định./.
Lê Huy Hải (TTXVN)