Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành chức năng có liên quan tập trung đầu tư phát triển năng lượng, đưa lưới điện quốc gia ra hai huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải của tỉnh.
Theo Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cáp ngầm đưa điện từ thị xã Hà Tiên ra đảo Phú Quốc do Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) làm chủ đầu tư.
Dự án cáp ngầm 110 KV Hà Tiên-Phú Quốc xuyên biển dài 55,8km, công suất truyền tải 131 MVA, tổng vốn đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng từ nguồn vay Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của EVNSPC, dự kiến khởi công đầu năm 2014 và hoàn thành đưa điện ra đảo vào năm 2015. Dự án đã ký hợp đồng giao cho tổng thầu EPC là Tập đoàn Prysmian Powerlink SRL (Italia) từ tháng 5/2012. Hiện, nhà thầu này đang sản xuất cáp ngầm, tiến hành triển khai thực hiện dự án.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Quốc, công suất 200 MW xây dựng tại xã Gành Dầu do Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đầu tư đã phê duyệt quy hoạch địa điểm, dự kiến đầu tư 2 giai đoạn 2015-2020 và sau năm 2020. Tuy nhiên, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có dự án xây dựng nhà máy điện sử dụng khí hóa lỏng (LNG) tại Bãi Xếp, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc.
Tỉnh Kiên Giang đề nghị Bộ Công Thương xem xét hỗ trợ và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện dự án này thay cho dự án Nhà máy nhiệt điện than Phú Quốc ở Gành Dầu. Hiện nay, dự án xây dựng Nhà máy điện khí đảo Phú Quốc do Công ty Gravifloat của Na Uy đã hoàn tất giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Theo Công ty Gravifloat, dự án sẽ được đầu tư theo hình thức BOT với hai giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 2030. Dự kiến công suất của nhà máy giai đoạn 1 là 120 MW và giai đoạn 2 là 230 MW. Theo tính toán của Gravifloat và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Nhà máy điện khí Phú Quốc khi hoàn thành đưa vào vận hành phát điện sử dụng nguồn nhiên liệu “sạch,” không gây ô nhiễm môi trường, giá bán điện khoảng từ 2.500-3.000 đồng/kWh, phù hợp với phát triển của hòn đảo ngọc Phú Quốc, nhất là du lịch rất cần môi trường tự nhiên trong lành, thân thiện.
Đưa điện quốc gia ra huyện đảo Kiên Hải, tỉnh đang thuê Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện lực 2 lập dự án phát triển đường dây điện vượt biển trên không cung ứng điện cho xã đảo Hòn Tre-trung tâm hành chính của huyện.
Đường dây 22kV này có chiều dài 13km, vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng thực hiện trong 2 năm (2014-2015) sẽ được kéo trên không bắt đầu tại xã Thổ Sơn (Hòn Đất) và tiếp đất tại đỉnh phía Bắc của đảo Hòn Tre (Kiên Hải). Khi hoàn thành, dự án sẽ đảm bảo cung ứng đủ điện cho trung tâm hành chính huyện đảo Kiên Hải.
Ngoài ra, xã Lại Sơn (Kiên Hải) đã có dự án điện mặt trời do Công ty cổ phần phân phối Châu Âu (trụ sở tại Hà Nội) đăng ký đầu tư. Dự kiến, giá bán điện từ dự án này sẽ rẻ hơn điện phát bằng dầu diezel khoảng 1.600 đồng/kWh. Sau khi dự án điện mặt trời ở Lại Sơn triển khai thành công và hiệu quả, tỉnh nhân rộng mô hình năng lượng này ở hai xã đảo còn lại là An Sơn và Nam Du hiện chưa có nguồn điện giá rẻ ổn định.
Hiện nay, mỗi năm ngành điện bù lỗ cho huyện đảo Phú Quốc gần 200 tỷ đồng và Kiên Hải hơn 10 tỷ đồng. Việc đầu tư phát triển năng lượng, đưa lưới điện quốc gia ra hai huyện đảo này là nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương vùng biển, đảo. Đặc biệt, đảo du lịch Phú Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhất là sau sự kiện khánh thành đưa vào sử dụng Sân bay Quốc tế Phú Quốc rất cần nguồn điện ổn định và cung ứng đủ nhu cầu năng lượng cho đảo./.
Theo Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cáp ngầm đưa điện từ thị xã Hà Tiên ra đảo Phú Quốc do Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) làm chủ đầu tư.
Dự án cáp ngầm 110 KV Hà Tiên-Phú Quốc xuyên biển dài 55,8km, công suất truyền tải 131 MVA, tổng vốn đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng từ nguồn vay Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của EVNSPC, dự kiến khởi công đầu năm 2014 và hoàn thành đưa điện ra đảo vào năm 2015. Dự án đã ký hợp đồng giao cho tổng thầu EPC là Tập đoàn Prysmian Powerlink SRL (Italia) từ tháng 5/2012. Hiện, nhà thầu này đang sản xuất cáp ngầm, tiến hành triển khai thực hiện dự án.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Quốc, công suất 200 MW xây dựng tại xã Gành Dầu do Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đầu tư đã phê duyệt quy hoạch địa điểm, dự kiến đầu tư 2 giai đoạn 2015-2020 và sau năm 2020. Tuy nhiên, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có dự án xây dựng nhà máy điện sử dụng khí hóa lỏng (LNG) tại Bãi Xếp, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc.
Tỉnh Kiên Giang đề nghị Bộ Công Thương xem xét hỗ trợ và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện dự án này thay cho dự án Nhà máy nhiệt điện than Phú Quốc ở Gành Dầu. Hiện nay, dự án xây dựng Nhà máy điện khí đảo Phú Quốc do Công ty Gravifloat của Na Uy đã hoàn tất giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Theo Công ty Gravifloat, dự án sẽ được đầu tư theo hình thức BOT với hai giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 2030. Dự kiến công suất của nhà máy giai đoạn 1 là 120 MW và giai đoạn 2 là 230 MW. Theo tính toán của Gravifloat và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Nhà máy điện khí Phú Quốc khi hoàn thành đưa vào vận hành phát điện sử dụng nguồn nhiên liệu “sạch,” không gây ô nhiễm môi trường, giá bán điện khoảng từ 2.500-3.000 đồng/kWh, phù hợp với phát triển của hòn đảo ngọc Phú Quốc, nhất là du lịch rất cần môi trường tự nhiên trong lành, thân thiện.
Đưa điện quốc gia ra huyện đảo Kiên Hải, tỉnh đang thuê Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện lực 2 lập dự án phát triển đường dây điện vượt biển trên không cung ứng điện cho xã đảo Hòn Tre-trung tâm hành chính của huyện.
Đường dây 22kV này có chiều dài 13km, vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng thực hiện trong 2 năm (2014-2015) sẽ được kéo trên không bắt đầu tại xã Thổ Sơn (Hòn Đất) và tiếp đất tại đỉnh phía Bắc của đảo Hòn Tre (Kiên Hải). Khi hoàn thành, dự án sẽ đảm bảo cung ứng đủ điện cho trung tâm hành chính huyện đảo Kiên Hải.
Ngoài ra, xã Lại Sơn (Kiên Hải) đã có dự án điện mặt trời do Công ty cổ phần phân phối Châu Âu (trụ sở tại Hà Nội) đăng ký đầu tư. Dự kiến, giá bán điện từ dự án này sẽ rẻ hơn điện phát bằng dầu diezel khoảng 1.600 đồng/kWh. Sau khi dự án điện mặt trời ở Lại Sơn triển khai thành công và hiệu quả, tỉnh nhân rộng mô hình năng lượng này ở hai xã đảo còn lại là An Sơn và Nam Du hiện chưa có nguồn điện giá rẻ ổn định.
Hiện nay, mỗi năm ngành điện bù lỗ cho huyện đảo Phú Quốc gần 200 tỷ đồng và Kiên Hải hơn 10 tỷ đồng. Việc đầu tư phát triển năng lượng, đưa lưới điện quốc gia ra hai huyện đảo này là nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương vùng biển, đảo. Đặc biệt, đảo du lịch Phú Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhất là sau sự kiện khánh thành đưa vào sử dụng Sân bay Quốc tế Phú Quốc rất cần nguồn điện ổn định và cung ứng đủ nhu cầu năng lượng cho đảo./.