Cánh đồng cỏ năng thuộc dự án bảo tồn chim sếu đầu đỏ, địa phận xã Phú Mỹ, huyện biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đang bị một số hộ dân quanh vùng tự tiện đưa cả máy cày vào cày xới, bao chiếm.
Do sự tác động trên, theo ghi nhận của một số người dân, đã hơn 10 ngày qua không hề thấy bóng dáng của bất cứ con chim sếu nào quay trở lại. Trước đó, tại đây hàng ngày có đàn chim sếu đầu đỏ số lượng lên đến hàng trăm con đến tìm mồi.
Từ lâu, vùng đất trên thuộc quyền quản lý của nhà nước và cách nay hơn năm năm, dựa trên cơ sở đề xuất của Hội Bảo vệ chim sếu quốc tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã thống nhất phê duyệt chọn vùng đất nói trên để triển khai lập dự án Khu bảo tồn chim sếu và một số loài chim quý hiếm khác, thông qua nguồn kinh phí tài trợ từ phía Hội.
Đây cũng là vùng đất thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long còn duy trì được sự hiện diện của đàn chim sếu đầu đỏ, sau khu Bảo tồn Tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp).
Qua hơn năm năm dự án được triển khai, Hội Bảo vệ chim sếu quốc tế đã vận động tài trợ cho dự án khoản tiền gần 10 tỷ đồng, giúp địa phương cải tạo khôi phục lại hệ sinh thái đặc thù của vùng đất tứ giác Long Xuyên.
Đây không chỉ là dự án của địa phương, mà còn là dự án quốc tế do có sự tham gia đầu tư của Hội Bảo vệ chim sếu quốc tế.
Cho nên, nếu để dự án trên bị xâm hại dẫn đến nguy cơ bị phá vỡ, thì không chỉ địa phương bị mất uy tín, mà lòng tin của những nhà đầu tư, những ai quan tâm đến môi trường sinh thái cũng sụt giảm nghiêm trọng./.
Do sự tác động trên, theo ghi nhận của một số người dân, đã hơn 10 ngày qua không hề thấy bóng dáng của bất cứ con chim sếu nào quay trở lại. Trước đó, tại đây hàng ngày có đàn chim sếu đầu đỏ số lượng lên đến hàng trăm con đến tìm mồi.
Từ lâu, vùng đất trên thuộc quyền quản lý của nhà nước và cách nay hơn năm năm, dựa trên cơ sở đề xuất của Hội Bảo vệ chim sếu quốc tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã thống nhất phê duyệt chọn vùng đất nói trên để triển khai lập dự án Khu bảo tồn chim sếu và một số loài chim quý hiếm khác, thông qua nguồn kinh phí tài trợ từ phía Hội.
Đây cũng là vùng đất thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long còn duy trì được sự hiện diện của đàn chim sếu đầu đỏ, sau khu Bảo tồn Tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp).
Qua hơn năm năm dự án được triển khai, Hội Bảo vệ chim sếu quốc tế đã vận động tài trợ cho dự án khoản tiền gần 10 tỷ đồng, giúp địa phương cải tạo khôi phục lại hệ sinh thái đặc thù của vùng đất tứ giác Long Xuyên.
Đây không chỉ là dự án của địa phương, mà còn là dự án quốc tế do có sự tham gia đầu tư của Hội Bảo vệ chim sếu quốc tế.
Cho nên, nếu để dự án trên bị xâm hại dẫn đến nguy cơ bị phá vỡ, thì không chỉ địa phương bị mất uy tín, mà lòng tin của những nhà đầu tư, những ai quan tâm đến môi trường sinh thái cũng sụt giảm nghiêm trọng./.
Nam Thắng (Vietnam+)