Theo Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), từ thực tế dự án GIZ triển khai tại Kiên Giang, tỉnh cần hơn 44 triệu USD để kiểm soát vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong số vốn này, 750.000 USD đầu tư xây dựng hàng rào đôi chắn phá sóng ở những đoạn đê xung yếu, với tổng chiều dài 25 km; 450.000 USD xây dựng 30 km hàng rào giữ bùn đất trồng rừng, chống xói lở bờ biển; 40 triệu USD xây dựng 20 km đê biển bằng bêtông, số còn lại đầu tư trồng 290 ha và khôi phục phát triển 100 ha rừng ngập mặn ven biển…
Nguồn vốn này vận động từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn Chính phủ thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang và vốn đối ứng của địa phương.
Các chuyên gia của GIZ cho rằng việc kiểm soát, quản lý vùng ven biển tỉnh Kiên Giang thích ứng với biến đổi khí hậu mang tính bền vững và thực hiện nhiều vấn đề cốt lõi. Cụ thể là nhận dạng khu vực rủi ro trên cơ sở xây dựng các bản đồ rủi ro ở cấp địa phương; nhận dạng những nguy cơ đối với các khu dân cư, thương mại, cộng đồng hiện nay và tương lai kết hợp với đánh giá tính tổn thương đối với các vùng ven biển trong 100 năm tới.
Việc kiểm soát này cũng nhằm xác định các biện pháp thích ứng; tư vấn cộng đồng về biện pháp thích ứng; phân tích tính hiệu quả chi phí của các biện pháp thích ứng và lựa chọn những biện pháp tối ưu.
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km, trong đó rừng phòng hộ ngập mặn chiếm 74% diện tích vùng ven biển. Những năm gần đây, tình trạng tàn phá rừng ngập mặn này diễn ra dọc theo bờ biển, với tổng chiều dài gần 80 km, ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng phòng hộ ven biển dẫn đến hơn 1/2 tuyến đê biển đã và đang bị xói lở./.
Trong số vốn này, 750.000 USD đầu tư xây dựng hàng rào đôi chắn phá sóng ở những đoạn đê xung yếu, với tổng chiều dài 25 km; 450.000 USD xây dựng 30 km hàng rào giữ bùn đất trồng rừng, chống xói lở bờ biển; 40 triệu USD xây dựng 20 km đê biển bằng bêtông, số còn lại đầu tư trồng 290 ha và khôi phục phát triển 100 ha rừng ngập mặn ven biển…
Nguồn vốn này vận động từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn Chính phủ thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang và vốn đối ứng của địa phương.
Các chuyên gia của GIZ cho rằng việc kiểm soát, quản lý vùng ven biển tỉnh Kiên Giang thích ứng với biến đổi khí hậu mang tính bền vững và thực hiện nhiều vấn đề cốt lõi. Cụ thể là nhận dạng khu vực rủi ro trên cơ sở xây dựng các bản đồ rủi ro ở cấp địa phương; nhận dạng những nguy cơ đối với các khu dân cư, thương mại, cộng đồng hiện nay và tương lai kết hợp với đánh giá tính tổn thương đối với các vùng ven biển trong 100 năm tới.
Việc kiểm soát này cũng nhằm xác định các biện pháp thích ứng; tư vấn cộng đồng về biện pháp thích ứng; phân tích tính hiệu quả chi phí của các biện pháp thích ứng và lựa chọn những biện pháp tối ưu.
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km, trong đó rừng phòng hộ ngập mặn chiếm 74% diện tích vùng ven biển. Những năm gần đây, tình trạng tàn phá rừng ngập mặn này diễn ra dọc theo bờ biển, với tổng chiều dài gần 80 km, ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng phòng hộ ven biển dẫn đến hơn 1/2 tuyến đê biển đã và đang bị xói lở./.
Lê Huy Hải (TTXVN)