Ngày 12/3, Đoàn kiểm tra của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Đồng Nai nhằm kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được tỉnh Đồng Nai tổ chức một cách bài bản, sáng tạo.
Đồng Nai cũng đã thực hiện một số công việc mà nhiều địa phương khác chưa làm được như tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho người làm công tác tổng hợp, lấy ý kiến; phân loại ý kiến góp ý thành các đối tượng khác nhau (ý kiến của công nhân, sinh viên…)
Ngoài ra, tỉnh cũng đã huy động được đông đảo người dân tham gia vào đợt sinh hoạt chính trị trọng đại này.
Phó Thủ tướng lưu ý Ban chỉ đạo tỉnh Đồng Nai cần đẩy mạnh tuyên truyền để tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thông qua việc làm này hiểu biết và nhận thức của người dân về Hiến pháp, pháp luật sẽ được nâng cao. Tỉnh cần tranh thủ sự đóng góp ý kiến của tầng lớp trí thức, nhà khoa học, người làm công tác quản lý.
Với đặc thù là tỉnh công nghiệp (có gần 700.000 công nhân lao động) và là địa phương có số giáo dân (gần 1 triệu người) đông nhất cả nước, Đồng Nai cần đẩy mạnh công tác lấy ý kiến góp ý dự thảo Hiến pháp ở những đối tượng này, tránh việc tiến hành chung chung, thiếu chiều sâu.
Việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 còn kéo dài đến 30/9, thời gian này tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục duy trì, mở rộng các hình thức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, đã có 11/11 đơn vị cấp huyện, 49/58 đơn vị cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về Ban chỉ đạo tỉnh.
Qua tổng hợp cho thấy, có 71.760 lượt ý kiến đóng góp; trong đó có 69.262 ý kiến tán thành toàn bộ nội dung Dự thảo (chiếm 97,88%), những ý kiến còn lại tán thành nhưng đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung một số Chương, Điều của bản Dự thảo.
Các ý kiến đề nghị chỉnh sửa bổ sung Dự thảo tập trung vào một số vấn đề như bố cục, văn phong trình bày và kỹ thuật lập hiến…, đề nghị làm rõ một số vấn đề về quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ chế kiểm soát thực hiện quyền lực Nhà nước…/.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được tỉnh Đồng Nai tổ chức một cách bài bản, sáng tạo.
Đồng Nai cũng đã thực hiện một số công việc mà nhiều địa phương khác chưa làm được như tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho người làm công tác tổng hợp, lấy ý kiến; phân loại ý kiến góp ý thành các đối tượng khác nhau (ý kiến của công nhân, sinh viên…)
Ngoài ra, tỉnh cũng đã huy động được đông đảo người dân tham gia vào đợt sinh hoạt chính trị trọng đại này.
Phó Thủ tướng lưu ý Ban chỉ đạo tỉnh Đồng Nai cần đẩy mạnh tuyên truyền để tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thông qua việc làm này hiểu biết và nhận thức của người dân về Hiến pháp, pháp luật sẽ được nâng cao. Tỉnh cần tranh thủ sự đóng góp ý kiến của tầng lớp trí thức, nhà khoa học, người làm công tác quản lý.
Với đặc thù là tỉnh công nghiệp (có gần 700.000 công nhân lao động) và là địa phương có số giáo dân (gần 1 triệu người) đông nhất cả nước, Đồng Nai cần đẩy mạnh công tác lấy ý kiến góp ý dự thảo Hiến pháp ở những đối tượng này, tránh việc tiến hành chung chung, thiếu chiều sâu.
Việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 còn kéo dài đến 30/9, thời gian này tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục duy trì, mở rộng các hình thức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, đã có 11/11 đơn vị cấp huyện, 49/58 đơn vị cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về Ban chỉ đạo tỉnh.
Qua tổng hợp cho thấy, có 71.760 lượt ý kiến đóng góp; trong đó có 69.262 ý kiến tán thành toàn bộ nội dung Dự thảo (chiếm 97,88%), những ý kiến còn lại tán thành nhưng đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung một số Chương, Điều của bản Dự thảo.
Các ý kiến đề nghị chỉnh sửa bổ sung Dự thảo tập trung vào một số vấn đề như bố cục, văn phong trình bày và kỹ thuật lập hiến…, đề nghị làm rõ một số vấn đề về quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ chế kiểm soát thực hiện quyền lực Nhà nước…/.
Công Phong (TTXVN)