Sự phát triển “nóng” của ngành viễn thông luôn đi đôi với sự tăng trưởng đột biến, trong đó phải kể đến tốc độ phát triển ồ ạt của các thuê bao trả trước.
Do muốn thu hút khách hàng, các doanh nghiệp viễn thông đã tìm mọi cách giúp thuê bao dùng dịch vụ một cách nhanh nhất mà không cần bất kỳ giấy tờ tùy thân.
Chính vì vậy trong đợt kiểm tra mới đây về hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả trước, nhiều doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm. Tổng số tiền Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt là 1 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, có tới 90% tổng số thuê bao trả trước với dữ liệu thông tin cá nhân không chính xác.
Lợi dụng việc buông lỏng quản lý thông tin thuê bao, nhiều đối tượng đã sử dụng các sim trả trước để quấy rối, đe dọa, bắt cóc, trộm cắp cước viễn thông, phát tán tin nhắn rác, quảng cáo lừa đảo… gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nhận thức được hậu quả này nhưng vì lợi nhuận và không kiểm soát được các điểm giao dịch ủy quyền, các doanh nghiệp đã thực hiện chưa nghiêm việc đăng ký thông tin thuê bao.
Kết quả kiểm tra tại Viettel Telecom với gần 80.000 điểm giao dịch được ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao trả trước cho thấy, theo quy định, phần mềm quản lý thuê bao chỉ giới hạn mỗi cá nhân được đăng ký tối đa 3 số thuê bao khi đăng ký sau ngày 10/8/2009.
Đối với người sử dụng đã đăng ký thông tin trước thời điểm nói trên thì các điểm giao dịch vẫn cho phép đăng ký quá 3 số thuê bao. Điều này là không đúng theo Khoản 9, Điều 7, Thông tư số 22 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý thuê bao trả trước; phần mềm đã không cảnh báo khi chứng minh thư chứng minh thư hết hạn sử dụng, vẫn chấp nhận số chứng minh thư đối với người dưới 14 tuổi hoặc vẫn chấp nhận đăng ký thông tin khi thiếu thông tin ngày tháng năm sinh.
VinaPhone cũng bị kết luận là chưa nghiêm túc khi chấp hành quy định về quản lý thuê bao trả trước. Tại thành phố Cần Thơ, thanh tra bộ đã thu giữ 532 sim bị kích hoạt trước khi cung cấp cho người sử dụng, trong đó 339 sim không có thông tin thuê bao (đồng nghĩa với việc chưa đăng ký kích hoạt) nhưng vẫn thực hiện được cuộc gọi đi và đến…
Tại MobiFone, trong cơ sở dữ liệu có hiện tượng một số chủ điểm giao dịch đã đăng ký thông tin trong cùng một ngày cho nhiều thuê bao có cùng họ, tên và ngày tháng năm sinh, tuy nhiên số chứng minh thư chỉ khác nhau một vài số.
Công ty còn quy định nhập thông tin về tên gọi và địa chỉ giao dịch của cơ quan, tổ chức trong cùng một trường dữ liệu, dễ dẫn tới hiện tượng nhập thiếu một trong hai thông tin nói trên và hệ thống vẫn chấp nhận….
Tại Trung tâm Điện thoại di động CDMA (S-Telecom) còn xảy ra hiện tượng cơ sở dữ liệu có thông tin không chính xác như số chứng minh thư 1111111, số điện thoại 88888888 là không có thực.
Kết quả thanh tra xác suất trực tiếp tại điểm giao dịch của Gtel-mobile cho thấy việc giám sát chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến tình trạng một số điểm giao dịch không yêu cầu khách hàng kê khai thông tin vào phiếu đăng ký thông tin khách hàng theo quy định./.
Do muốn thu hút khách hàng, các doanh nghiệp viễn thông đã tìm mọi cách giúp thuê bao dùng dịch vụ một cách nhanh nhất mà không cần bất kỳ giấy tờ tùy thân.
Chính vì vậy trong đợt kiểm tra mới đây về hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả trước, nhiều doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm. Tổng số tiền Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt là 1 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, có tới 90% tổng số thuê bao trả trước với dữ liệu thông tin cá nhân không chính xác.
Lợi dụng việc buông lỏng quản lý thông tin thuê bao, nhiều đối tượng đã sử dụng các sim trả trước để quấy rối, đe dọa, bắt cóc, trộm cắp cước viễn thông, phát tán tin nhắn rác, quảng cáo lừa đảo… gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nhận thức được hậu quả này nhưng vì lợi nhuận và không kiểm soát được các điểm giao dịch ủy quyền, các doanh nghiệp đã thực hiện chưa nghiêm việc đăng ký thông tin thuê bao.
Kết quả kiểm tra tại Viettel Telecom với gần 80.000 điểm giao dịch được ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao trả trước cho thấy, theo quy định, phần mềm quản lý thuê bao chỉ giới hạn mỗi cá nhân được đăng ký tối đa 3 số thuê bao khi đăng ký sau ngày 10/8/2009.
Đối với người sử dụng đã đăng ký thông tin trước thời điểm nói trên thì các điểm giao dịch vẫn cho phép đăng ký quá 3 số thuê bao. Điều này là không đúng theo Khoản 9, Điều 7, Thông tư số 22 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý thuê bao trả trước; phần mềm đã không cảnh báo khi chứng minh thư chứng minh thư hết hạn sử dụng, vẫn chấp nhận số chứng minh thư đối với người dưới 14 tuổi hoặc vẫn chấp nhận đăng ký thông tin khi thiếu thông tin ngày tháng năm sinh.
VinaPhone cũng bị kết luận là chưa nghiêm túc khi chấp hành quy định về quản lý thuê bao trả trước. Tại thành phố Cần Thơ, thanh tra bộ đã thu giữ 532 sim bị kích hoạt trước khi cung cấp cho người sử dụng, trong đó 339 sim không có thông tin thuê bao (đồng nghĩa với việc chưa đăng ký kích hoạt) nhưng vẫn thực hiện được cuộc gọi đi và đến…
Tại MobiFone, trong cơ sở dữ liệu có hiện tượng một số chủ điểm giao dịch đã đăng ký thông tin trong cùng một ngày cho nhiều thuê bao có cùng họ, tên và ngày tháng năm sinh, tuy nhiên số chứng minh thư chỉ khác nhau một vài số.
Công ty còn quy định nhập thông tin về tên gọi và địa chỉ giao dịch của cơ quan, tổ chức trong cùng một trường dữ liệu, dễ dẫn tới hiện tượng nhập thiếu một trong hai thông tin nói trên và hệ thống vẫn chấp nhận….
Tại Trung tâm Điện thoại di động CDMA (S-Telecom) còn xảy ra hiện tượng cơ sở dữ liệu có thông tin không chính xác như số chứng minh thư 1111111, số điện thoại 88888888 là không có thực.
Kết quả thanh tra xác suất trực tiếp tại điểm giao dịch của Gtel-mobile cho thấy việc giám sát chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến tình trạng một số điểm giao dịch không yêu cầu khách hàng kê khai thông tin vào phiếu đăng ký thông tin khách hàng theo quy định./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)