Ngày 28/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, tổ chức “Hội thảo kiểm soát xuất khẩu”, nhằm nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp, cơ quan hữu quan về việc kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm, mặt hàng lưỡng dụng.
Tại hội thảo, ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình mới, đồng thời phổ biến các chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản, hội thảo tập trung bàn luận sâu về sự cần thiết của việc kiểm soát xuất khẩu và các trường hợp vi phạm, tổng quan hoạt động kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản, cơ chế hợp tác giữa Chính phủ và các ngành công nghiệp…
Các chuyên gia, giới thiệu những kiến thức, trường hợp cụ thể trong việc kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm, mặt hàng lưỡng dụng, để giúp doanh nghiệp nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động quản lý xuất khẩu và mục tiêu của chính sách kiểm soát xuất khẩu là không để phát tán các mặt hàng có nguy cơ gây nguy hại cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.
Theo bà Atsulo Nishigaki, đại diện Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, việc kiểm soát xuất khẩu là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia, bởi giúp phòng chống các hàng hóa, công nghệ có khả năng chuyển đổi vũ khí hoặc mục đích quân sự, đe dọa đến hòa bình, an ninh...
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp quốc tế chọn Việt Nam là cơ sở sản xuất và xuất khẩu sở tại, nên các hoạt động xuất khẩu mặt hàng đa dụng của những đơn vị này có khả năng bị dẫn đến mục đích sử dụng gây quan ngại.
Do đó, việc xây dựng hoàn thiện chế độ Quản lý xuất khẩu của Việt Nam là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo an ninh khu vực.
Hiện tại, cơ chế kiểm soát xuất khẩu của Việt Nam áp dụng đối với bốn nhóm mặt hàng gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; các chất ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng tâm; hóa chất, hóa chất độc hại, sản phẩm có hóa chất độc hại; các loại hàng hóa nhạy cảm khác cần kiểm soát xuất khẩu./.
Tại hội thảo, ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình mới, đồng thời phổ biến các chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản, hội thảo tập trung bàn luận sâu về sự cần thiết của việc kiểm soát xuất khẩu và các trường hợp vi phạm, tổng quan hoạt động kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản, cơ chế hợp tác giữa Chính phủ và các ngành công nghiệp…
Các chuyên gia, giới thiệu những kiến thức, trường hợp cụ thể trong việc kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm, mặt hàng lưỡng dụng, để giúp doanh nghiệp nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động quản lý xuất khẩu và mục tiêu của chính sách kiểm soát xuất khẩu là không để phát tán các mặt hàng có nguy cơ gây nguy hại cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.
Theo bà Atsulo Nishigaki, đại diện Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, việc kiểm soát xuất khẩu là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia, bởi giúp phòng chống các hàng hóa, công nghệ có khả năng chuyển đổi vũ khí hoặc mục đích quân sự, đe dọa đến hòa bình, an ninh...
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp quốc tế chọn Việt Nam là cơ sở sản xuất và xuất khẩu sở tại, nên các hoạt động xuất khẩu mặt hàng đa dụng của những đơn vị này có khả năng bị dẫn đến mục đích sử dụng gây quan ngại.
Do đó, việc xây dựng hoàn thiện chế độ Quản lý xuất khẩu của Việt Nam là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo an ninh khu vực.
Hiện tại, cơ chế kiểm soát xuất khẩu của Việt Nam áp dụng đối với bốn nhóm mặt hàng gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; các chất ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng tâm; hóa chất, hóa chất độc hại, sản phẩm có hóa chất độc hại; các loại hàng hóa nhạy cảm khác cần kiểm soát xuất khẩu./.
Mỹ Phương (TTXVN)