Để ngăn chặn tình trạng xe quá tải trọng, quá khổ “băm” nát đường, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã lên kế hoạch triển khai hệ thống trạm kiểm tra trọng tải xe đường bộ (trạm cân) tại Quốc lộ 5 được chọn làm thí điểm. Thế nhưng, trong ngày đầu liên ngành tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trên tuyến đường bằng các trạm cân di động vào hôm nay (9/4), xe quá tải “vắng bóng” một cách lạ thường. Theo nhiều đơn vị chuyên vận tải xe container, hầu hết doanh nghiệp “găm” phương tiện không dám chở hàng qua trạm cân để nghe ngóng và chờ đợi liên ngành sẽ kiểm tra cân tổng tải trọng xe hay trọng tải trục xe. “Găm” xe tải “trốn” trạm cân Có mặt tại Km 78 - Km 79 thuộc địa phận xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng trong buổi sáng nay (9/4), tổ công tác liên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) chỉ xử lý được đúng một trường hợp xe tải biển kiểm soát 16k-9125 chỉ có trọng lượng 3 tấn nhưng đã chở hàng vượt quá tải trọng 40% (hơn 10 tấn). Theo Thượng tá Lưu Thanh Hiệp, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an), những ngày vừa qua, xe trọng tải lớn chạy qua tuyến đường này không nhiều. Xe cũng có đi qua thì cũng chỉ chở vỏ container rỗng. Đánh giá của Thượng tá Lưu Thanh Hiệp cũng cho thấy, một số doanh nghiệp vận tải đang dò xét, nghe ngóng lực lượng Cảnh sát giao thông làm nghiêm hay không trong ngày đầu tiên này để có những đối sách. Tuy nhiên, thời gian qua, doanh nghiệp đã có bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức trong việc xe quá tải lưu thông trên đường. “Việc xử phạt xe chở quá tải mà chủ yếu là lái xe mới chỉ là ngọn mà căn bản gốc của vấn đề chính là doanh nghiệp, chủ hàng thuê xe chở quá tải để ‘phá’ đường,” Thượng tá Nguyễn Thanh Hiền cho hay. Thực tế, trong ngày hôm nay, cả tuyến đường Quốc lộ 5 “sạch bóng” xe quá tải và đây là điều ngạc nhiên với không ít nhiều người. [Trạm cân 6 tỷ vẫn không ngăn được xe quá tải] Tìm hiểu rõ, cách xa chốt trực của tổ công tác chừng 3km, rất đông chủ doanh nghiệp vận tải cùng những đoàn xe container đỗ hàng dài ngay trước trạm thu phí số 2 Quốc lộ 5. Theo nhiều doanh nghiệp vận tải, trong ngày đầu tiên kiểm tra tải trọng xe, đa số các chủ đơn vị vận tải không cho xe hoạt động và chờ đợi liên ngành sẽ tiến hành cân tải trọng xe theo cách toàn bộ trọng tải xe hay là trọng tải trục xe. Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch một Công ty Xuất nhập khẩu container Hải Phòng cho rằng, các doanh nghiệp rất mong muốn Bộ Giao thông Vận tải công bố chi tiết cụ thể tải trọng xe để lái xe yên tâm chạy trên đường. Lý giải rõ hơn vấn đề này, ông Hùng đưa ra ví dụ cụ thể, một xe container nếu chạy qua trạm cân mà kiểm tra toàn bộ trọng tải xe thì đáp ứng các tiêu chuẩn nhưng khi cân tải trọng trục xe thì đa số phương tiện đều vượt quá tải cho phép. Đặt câu hỏi đến việc trước đây doanh nghiệp có thường xuyên chở quá tải qua Quốc lộ 5, ông Hùng thừa nhận, gần như doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã bị xử phạt quá tải. Doanh nghiệp sắm phương tiện để chở hàng nên dù có xử phạt vẫn phải làm. Trước kia, cánh tài xế thường phải xin xỏ ‘làm luật” Cảnh sát giao thông để xe đi qua. [Xe quá khổ quá tải vẫn vô tư lưu thông trên QL9] Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh vận tải đều tỏ ra băn khoăn trong việc thùng container được đóng và kẹp chì hàng từ nước ngoài đã quá tải trọng nên không thể bắt doanh nghiệp vận chuyển chịu phạt.
Dựa vào đăng kiểm xe để xử phạt Theo Thiếu tá Phạm Quang Huy, Phó trưởng Phòng Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ số 2 thuộc Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt, thực hiện kế hoạch liên ngành 1230/KHPH giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) tiến hành kiểm tra tổng trọng lượng của xe và tải trọng trục xe. Tuy nhiên, hiện nay, năng lực trạm cân chưa làm được, nếu kiểm tra phương tiện cùng lúc sẽ gây ùn tắc giao thông. Vì thế, tổ công tác liên ngành sẽ thực hiện kiểm tra tổng tải trọng xe. Ngoài ra, Thiếu tá Huy cũng cho rằng, hiện có hơn 30 doanh nghiệp và Hiệp hội Vận tải Hải Phòng đề nghị không cân tải trọng trục xe. Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Những ngày đầu tiên, lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra quy định xử lý chở quá tải trọng xe còn tải trọng trục xe sẽ làm trong đợt sau.
Dựa vào đăng kiểm xe để xử phạt Theo Thiếu tá Phạm Quang Huy, Phó trưởng Phòng Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ số 2 thuộc Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt, thực hiện kế hoạch liên ngành 1230/KHPH giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) tiến hành kiểm tra tổng trọng lượng của xe và tải trọng trục xe. Tuy nhiên, hiện nay, năng lực trạm cân chưa làm được, nếu kiểm tra phương tiện cùng lúc sẽ gây ùn tắc giao thông. Vì thế, tổ công tác liên ngành sẽ thực hiện kiểm tra tổng tải trọng xe. Ngoài ra, Thiếu tá Huy cũng cho rằng, hiện có hơn 30 doanh nghiệp và Hiệp hội Vận tải Hải Phòng đề nghị không cân tải trọng trục xe. Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Những ngày đầu tiên, lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra quy định xử lý chở quá tải trọng xe còn tải trọng trục xe sẽ làm trong đợt sau.
Xe chở hàng container là đối tượng "băm" nát đường Quốc lộ. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Giải thích điều này, theo ông Nguyễn Xuân Cường, xử lý tải trọng trục xe liên quan nhiều đến yếu tố kỹ thuật như: bốc xếp hàng, khoảng cách giữ các tâm trục trong sự phân bổ trọng tải hàng hóa… “Khi hàng xếp lệch, tải trọng trục sẽ dồn về một phía nên ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng của cầu đường lớn hơn rất nhiều so với trọng tải toàn bộ xe quá tải,” ông Nguyễn Xuân Cường tiết lộ. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, để hạn chế xe quá tải, tất cả các cơ quan ban ngành cần có sự vào cuộc trong việc kiểm soát khâu nhập khẩu xe, hàng hóa, đăng kiểm và kiểm tra, xử lý trên đường. “Trong vòng 20 ngày (từ 9-28/4), tổ công tác liên ngành sẽ xử lý kiên quyết những xe quá tải quá khổ vi phạm đồng thời thông qua đợt ra quân này sẽ tuyên truyền chủ hàng, lái xe ý thức không chở quá tải. Trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng yêu cầu lái xe viết bản cam kết không tái phạm và cũng tiến hành gửi thông báo đến chủ hàng, doanh nghiệp biết để nắm bắt thông tin,” ông Nguyễn Xuân Cường cho hay. Đặt câu hỏi đến việc nhiều chủ xe cho rằng, hàng container nhập khẩu về quá tải trọng, ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định, theo thông lệ quốc tế, container đóng có quy định chung về tải trọng trục. Một số chủ hàng gom hàng lại để đóng nên đã dẫn đến thực trạng thùng hàng quá tải khi về nước ta. Liên quan đến vấn đề xử phạt xe quá tải trong qua đăng ký của Cảnh sát giao thông hay Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) khi nhiều chủ hàng, lái xe đều băn khoăn chưa rõ, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Tổng tải trọng xe dựa trên tiêu chuẩn của đăng kiểm quy định và khi xe vượt quá tải trọng xe thì sẽ dựa vào tải trọng đăng kiểm để xử phạt.”/.
Việt Hùng (Vietnam+)