Chiều 16/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản và việc triển khai Luật An toàn thực phẩm.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, giám sát, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay và các năm tiếp theo của ngành. Do vậy, các đơn vị cần làm rõ được quá trình quản lý theo chuỗi, khẩn trương phân tích, đánh giá nguy cơ rủi ro từ những sản phẩm ở cả trong và ngoài nước, từ đó lên danh sách những sản phẩm, vùng, doanh nghiệp, công đoạn có nguy cơ cao để gia tăng kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, tránh làm tràn lan không hiệu quả.
Bộ trưởng nhấn mạnh rằng các đơn vị phải đến tận nơi để kiểm tra, nơi nào, vùng nào, doanh nghiệp nào vi phạm nhiều lần, cấm không cho xuất khẩu vào Việt Nam.
Bộ trưởng yêu cầu Cục Chăn nuôi kiểm tra kỹ về các chất kích thích tăng trưởng, bảo quản. Cục Trồng trọt tập trung vào quản lý chất lượng phân bón, với trọng tâm là các tỉnh Tây Nguyên. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra chất lượng đối với các mặt hàng rau. Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y trực tiếp chỉ đạo quyết liệt các hệ thống giám sát nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật.
Trong triển khai Luật An toàn thực phẩm vẫn còn nhiều yêu cầu đặt ra cho các đơn vị trong ngành, nhất là xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn còn quá ít. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị nếu chưa xây dựng được một cách bài bản, có thể tạm thời sử dụng theo các tiêu chuẩn của quốc tế để có chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm. Các đơn vị khẩn trương chuẩn bị các dự án khả thi về đầu tư các phòng thí nghiệm cho năm 2012…
Báo cáo của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho thấy, trong tháng Bảy vừa qua công tác giám sát, thanh kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm tiếp tục được duy trì và xử lý kịp thời các vi phạm đối với các cơ sở chế biến chè không đảm bảo an toàn thực phẩm. Cục và các Trung tâm vùng đã tổ chức 120 lượt kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất thủy sản. Kết quả đa số các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu và quy định của các thị trường.
Theo đề nghị của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ngày 14/7 vừa qua, Tổng vụ sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng châu Âu đã chính thức công nhận hai doanh nghiệp đăng ký bổ sung và 28 doanh nghiệp thay đổi thông tin trong Danh mục các doanh nghiệp được phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU; nâng tổng số doanh nghiệp được phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào thị trường này lên 380 doanh nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá, đây là cách làm hay và cần triển khai sang các lĩnh vực khác như trồng trọt, chăn nuôi…
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết Thông tư 13 về kiểm tra giám sát các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc thực vật cũng đang được triển khai tốt. Trong tháng Bảy năm nay, Cục đã nhận được 131 mẫu xét nghiệm từ các cửa khẩu, đã có kết quả đối với 119 mẫu; trong đó phát hiện 18 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên vẫn ở dưới mức cho phép./.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, giám sát, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay và các năm tiếp theo của ngành. Do vậy, các đơn vị cần làm rõ được quá trình quản lý theo chuỗi, khẩn trương phân tích, đánh giá nguy cơ rủi ro từ những sản phẩm ở cả trong và ngoài nước, từ đó lên danh sách những sản phẩm, vùng, doanh nghiệp, công đoạn có nguy cơ cao để gia tăng kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, tránh làm tràn lan không hiệu quả.
Bộ trưởng nhấn mạnh rằng các đơn vị phải đến tận nơi để kiểm tra, nơi nào, vùng nào, doanh nghiệp nào vi phạm nhiều lần, cấm không cho xuất khẩu vào Việt Nam.
Bộ trưởng yêu cầu Cục Chăn nuôi kiểm tra kỹ về các chất kích thích tăng trưởng, bảo quản. Cục Trồng trọt tập trung vào quản lý chất lượng phân bón, với trọng tâm là các tỉnh Tây Nguyên. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra chất lượng đối với các mặt hàng rau. Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y trực tiếp chỉ đạo quyết liệt các hệ thống giám sát nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật.
Trong triển khai Luật An toàn thực phẩm vẫn còn nhiều yêu cầu đặt ra cho các đơn vị trong ngành, nhất là xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn còn quá ít. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị nếu chưa xây dựng được một cách bài bản, có thể tạm thời sử dụng theo các tiêu chuẩn của quốc tế để có chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm. Các đơn vị khẩn trương chuẩn bị các dự án khả thi về đầu tư các phòng thí nghiệm cho năm 2012…
Báo cáo của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho thấy, trong tháng Bảy vừa qua công tác giám sát, thanh kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm tiếp tục được duy trì và xử lý kịp thời các vi phạm đối với các cơ sở chế biến chè không đảm bảo an toàn thực phẩm. Cục và các Trung tâm vùng đã tổ chức 120 lượt kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất thủy sản. Kết quả đa số các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu và quy định của các thị trường.
Theo đề nghị của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ngày 14/7 vừa qua, Tổng vụ sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng châu Âu đã chính thức công nhận hai doanh nghiệp đăng ký bổ sung và 28 doanh nghiệp thay đổi thông tin trong Danh mục các doanh nghiệp được phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU; nâng tổng số doanh nghiệp được phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào thị trường này lên 380 doanh nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá, đây là cách làm hay và cần triển khai sang các lĩnh vực khác như trồng trọt, chăn nuôi…
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết Thông tư 13 về kiểm tra giám sát các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc thực vật cũng đang được triển khai tốt. Trong tháng Bảy năm nay, Cục đã nhận được 131 mẫu xét nghiệm từ các cửa khẩu, đã có kết quả đối với 119 mẫu; trong đó phát hiện 18 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên vẫn ở dưới mức cho phép./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)