Ngày 29/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh giá đỗ, rau mầm tại địa phương để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh xử lý vi phạm theo quy định
Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố cần quản lý chặt việc kinh doanh, sử dụng các loại thuốc xử lý hạt, kích thích, điều hòa sinh trưởng trong sản xuất giá đỗ, rau mầm; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh buôn bán, sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
Bộ cũng chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và tuyên truyền sâu rộng cho các cơ sở sản xuất giá đỗ, rau mầm để nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật và các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Một việc quan trọng khác là tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng cách lựa chọn, bảo quản chế biến và sử dụng giá đỗ, rau mầm, nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Giá đỗ là thực phẩm được sử dụng lâu đời và rất phổ biến ở Việt Nam. Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện thấy tình trạng sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc chưa được phép sử dụng ở Việt Nam để sản xuất giá đỗ.
Bên cạnh việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ, thì người tiêu dùng còn thiếu thông tin và chủ quan khi sử dụng giá đỗ để ăn sống hoặc nấu không kỹ nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
["Chất trong giá đỗ không ảnh hưởng nghiêm trọng"]
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ở Việt Nam hiện có bán vật dụng để tự sản xuất giá đỗ, cũng như hướng dẫn quy trình sản xuất giá, người tiêu dùng có thể sử dụng trong quy mô hộ gia đình để đảm bảo mức an toàn cao nhất.
Ngoài ra, ông Hồng cho biết, người tiêu dùng có thể tự phân biệt được giá có sử dụng hóa chất hay không bằng mắt thường. Những loại giá phát triển bình thường có rễ, thân, lá mầm, chứ không phải các loại giá thân mập hoặc hoàn toàn không có rễ./.
Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố cần quản lý chặt việc kinh doanh, sử dụng các loại thuốc xử lý hạt, kích thích, điều hòa sinh trưởng trong sản xuất giá đỗ, rau mầm; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh buôn bán, sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
Bộ cũng chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và tuyên truyền sâu rộng cho các cơ sở sản xuất giá đỗ, rau mầm để nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật và các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Một việc quan trọng khác là tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng cách lựa chọn, bảo quản chế biến và sử dụng giá đỗ, rau mầm, nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Giá đỗ là thực phẩm được sử dụng lâu đời và rất phổ biến ở Việt Nam. Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện thấy tình trạng sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc chưa được phép sử dụng ở Việt Nam để sản xuất giá đỗ.
Bên cạnh việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ, thì người tiêu dùng còn thiếu thông tin và chủ quan khi sử dụng giá đỗ để ăn sống hoặc nấu không kỹ nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
["Chất trong giá đỗ không ảnh hưởng nghiêm trọng"]
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ở Việt Nam hiện có bán vật dụng để tự sản xuất giá đỗ, cũng như hướng dẫn quy trình sản xuất giá, người tiêu dùng có thể sử dụng trong quy mô hộ gia đình để đảm bảo mức an toàn cao nhất.
Ngoài ra, ông Hồng cho biết, người tiêu dùng có thể tự phân biệt được giá có sử dụng hóa chất hay không bằng mắt thường. Những loại giá phát triển bình thường có rễ, thân, lá mầm, chứ không phải các loại giá thân mập hoặc hoàn toàn không có rễ./.
Hoàng Tùng (TTXVN)