“Tăng cường hợp tác kiểm soát buôn bán các loài hoang dã khu vực biên giới Quảng Trị-Savannakhet (Lào)” là chủ đề chính hội thảo diễn ra tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị) ngày 23/5.
Hội thảo do Tổng cục Lâm nghiệp-Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Các quốc gia thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp với các tổ chức TRAFIC-Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng, Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), Ngân hàng Thế giới và Mạng lưới thực thi pháp luật động vật doang dã của các nước Đông Nam Á (ASEAN-WEN) cùng tổ chức.
Hội thảo được tổ chức nhằm thiết lập và tăng cường sự hợp tác, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các cơ chức năng của tỉnh Quảng Trị với các cơ chức năng của tỉnh Savannakhet về kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển các loài hoang dã qua biên giới.
Hai bên cùng nhau chia sẻ thông tin quy định của mỗi nước liên quan tới buôn bán các loài hoang dã; tăng cường những nỗ lực hợp tác song phương giữa các cán bộ thực thi pháp luật liên quan tới buôn bán các loài hoang dã tại các cửa khẩu; tăng cường hợp tác buôn bán về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên đa dạng sinh học ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh.
Theo ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trong thời gian gần đây, tình trạng buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã qua biên giới Việt Nam-Lào có chiều hướng gia tăng trở thành vấn đề nóng, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.
Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã và đang phải đối mặt với nạn săn, bắn và buôn bán trái phép quá mức, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Các đối tượng buôn bán trái phép loài hoang dã đang có dấu hiệu liên kết thành mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, nếu tình trạng buôn bán trái phép này không được kịp thời ngăn chặn, khoảng 13-42% các loài động thực vật hoang dã của Đông Nam Á có nguy cơ bị biến mất hoàn toàn trong thế kỷ này.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động phối kết hợp với các ngành có liên quan ngăn chặn tình trạng khai thác và buôn bán, đặc biệt là tình trạng buôn bán quốc tế các loài hoang dã và sản phẩm của chúng. Trong năm 2009 và đầu năm 2010, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện và triệt phá nhiều vụ buôn bán quốc tế động vật hoang dã trái phép lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet có vị trí địa lý quan trọng, là nơi giao thoa khí hậu. Hệ sinh thái rừng ở dọc biên giới hai tỉnh được đánh giá là nơi giàu tính đa dạng sinh học cả về động và thực vật, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Hai tỉnh có chung 208km đường biên giới, 2 cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và La Lay, 5 cửa khẩu phụ và nhiều tuyến đường mòn qua lại giữa hai nước nên công tác bảo vệ, phát triển rừng cả hai tỉnh gặp nhiều khó khăn thách thức.
Trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã phát hiện và bắt giữ trên 4.000 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó số vụ vi phạm về động vật hoang dã là 254 vụ, nhiều vụ buôn bán động vật hoang dã đã được khởi tố hình sự.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo (23-24/5), các đại biểu sẽ tiếp tục trao đổi các thông tin về hợp tác kiểm soát buôn bán các loài hoang dã đồng thời xây dựng kế hoạch hành động hợp tác về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã giữa tỉnh Quảng Trị và Savannakhet.
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết, những năm qua, Quảng Trị và Savannakhet đã thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình hợp tác.
Sau khi thống nhất Kế hoạch hành động hợp tác về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã, lãnh đạo hai tỉnh sẽ giao ngành chức năng thuộc mỗi bên tổ chức thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận./.
Hội thảo do Tổng cục Lâm nghiệp-Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Các quốc gia thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp với các tổ chức TRAFIC-Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng, Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), Ngân hàng Thế giới và Mạng lưới thực thi pháp luật động vật doang dã của các nước Đông Nam Á (ASEAN-WEN) cùng tổ chức.
Hội thảo được tổ chức nhằm thiết lập và tăng cường sự hợp tác, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các cơ chức năng của tỉnh Quảng Trị với các cơ chức năng của tỉnh Savannakhet về kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển các loài hoang dã qua biên giới.
Hai bên cùng nhau chia sẻ thông tin quy định của mỗi nước liên quan tới buôn bán các loài hoang dã; tăng cường những nỗ lực hợp tác song phương giữa các cán bộ thực thi pháp luật liên quan tới buôn bán các loài hoang dã tại các cửa khẩu; tăng cường hợp tác buôn bán về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên đa dạng sinh học ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh.
Theo ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trong thời gian gần đây, tình trạng buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã qua biên giới Việt Nam-Lào có chiều hướng gia tăng trở thành vấn đề nóng, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.
Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã và đang phải đối mặt với nạn săn, bắn và buôn bán trái phép quá mức, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Các đối tượng buôn bán trái phép loài hoang dã đang có dấu hiệu liên kết thành mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, nếu tình trạng buôn bán trái phép này không được kịp thời ngăn chặn, khoảng 13-42% các loài động thực vật hoang dã của Đông Nam Á có nguy cơ bị biến mất hoàn toàn trong thế kỷ này.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động phối kết hợp với các ngành có liên quan ngăn chặn tình trạng khai thác và buôn bán, đặc biệt là tình trạng buôn bán quốc tế các loài hoang dã và sản phẩm của chúng. Trong năm 2009 và đầu năm 2010, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện và triệt phá nhiều vụ buôn bán quốc tế động vật hoang dã trái phép lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet có vị trí địa lý quan trọng, là nơi giao thoa khí hậu. Hệ sinh thái rừng ở dọc biên giới hai tỉnh được đánh giá là nơi giàu tính đa dạng sinh học cả về động và thực vật, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Hai tỉnh có chung 208km đường biên giới, 2 cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và La Lay, 5 cửa khẩu phụ và nhiều tuyến đường mòn qua lại giữa hai nước nên công tác bảo vệ, phát triển rừng cả hai tỉnh gặp nhiều khó khăn thách thức.
Trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã phát hiện và bắt giữ trên 4.000 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó số vụ vi phạm về động vật hoang dã là 254 vụ, nhiều vụ buôn bán động vật hoang dã đã được khởi tố hình sự.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo (23-24/5), các đại biểu sẽ tiếp tục trao đổi các thông tin về hợp tác kiểm soát buôn bán các loài hoang dã đồng thời xây dựng kế hoạch hành động hợp tác về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã giữa tỉnh Quảng Trị và Savannakhet.
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết, những năm qua, Quảng Trị và Savannakhet đã thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình hợp tác.
Sau khi thống nhất Kế hoạch hành động hợp tác về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã, lãnh đạo hai tỉnh sẽ giao ngành chức năng thuộc mỗi bên tổ chức thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận./.
Dương Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)