Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, với những diễn biến khó lường của nền kinh tế sau tác động khủng hoảng của kinh tế thế giới, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% của Việt Nam sẽ khó có thể đạt được.
Ông Lâm cho rằng năm 2010, bài toán kiềm chế lạm phát phải quan tâm đặc biệt bởi có nhiều yếu tố bộc lộ khiến lạm phát có thể quay trở lại. Hiện nhu cầu về tiêu dùng đã tăng mạnh bởi nền kinh tế thế giới phục hồi, tạo ra lực đẩy khiến giá cả tăng lên.
Bên cạnh đó, giá các nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất công nghiệp đang trong xu hướng tăng giá trong khi sản xuất của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhiên liệu nhập khẩu. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng mạnh trong năm 2009 sẽ có độ trễ và tác động chủ yếu tới năm 2010.
Ngoài ra, việc tăng giá điện, giá xăng dầu, giá than, giá nước sạch…cũng như việc các doanh nghiệp tăng lương để thu hút công nhân sau khủng hoảng chính là yếu tố khiến lạm phát năm 2010 khó giữ ở mức dưới 7%.
Ông Lâm cũng cho rằng năm 2010, mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ đề ra là phục hồi, duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô; trong đó có chỉ tiêu lạm phát. Tuy nhiên, với tình hình thực tế của năm 2010, mục tiêu chủ yếu tập trung vào phục hồi và duy trì tăng trưởng là mục tiêu trái chiều với kiềm chế lạm phát nên trong trường hợp này nền kinh tế sẽ phải đánh đổi với chỉ tiêu lạm phát.
Vì vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức dưới 7% của Quốc hội nên có sự cân nhắc để điều chỉnh lại hoặc sẽ phải có những giải pháp hết sức thận trọng mới có thể thực hiện được mục tiêu cực kỳ khó khăn này.
“Năm 2010, nếu Chính phủ thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10% sẽ là một thành công lớn”, ông Lâm khẳng định.
Về phía Tổng cục Thống kê sẽ sớm triển khai mô hình bảng cân đối liên ngành dùng cho các ngành kinh tế để nâng cao chất lượng công tác phân tích số liệu và đưa ra các dự báo kinh tế sát thực giúp Chính phủ đề ra các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả.
Mô hình hình nói trên mô tả qui trình sản xuất dưới tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô; kết quả phát triển của nền kinh tế và các tác động đến cân đối cung cầu…đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng làm cơ sở phân tích dự báo kinh tế./.
Ông Lâm cho rằng năm 2010, bài toán kiềm chế lạm phát phải quan tâm đặc biệt bởi có nhiều yếu tố bộc lộ khiến lạm phát có thể quay trở lại. Hiện nhu cầu về tiêu dùng đã tăng mạnh bởi nền kinh tế thế giới phục hồi, tạo ra lực đẩy khiến giá cả tăng lên.
Bên cạnh đó, giá các nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất công nghiệp đang trong xu hướng tăng giá trong khi sản xuất của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhiên liệu nhập khẩu. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng mạnh trong năm 2009 sẽ có độ trễ và tác động chủ yếu tới năm 2010.
Ngoài ra, việc tăng giá điện, giá xăng dầu, giá than, giá nước sạch…cũng như việc các doanh nghiệp tăng lương để thu hút công nhân sau khủng hoảng chính là yếu tố khiến lạm phát năm 2010 khó giữ ở mức dưới 7%.
Ông Lâm cũng cho rằng năm 2010, mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ đề ra là phục hồi, duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô; trong đó có chỉ tiêu lạm phát. Tuy nhiên, với tình hình thực tế của năm 2010, mục tiêu chủ yếu tập trung vào phục hồi và duy trì tăng trưởng là mục tiêu trái chiều với kiềm chế lạm phát nên trong trường hợp này nền kinh tế sẽ phải đánh đổi với chỉ tiêu lạm phát.
Vì vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức dưới 7% của Quốc hội nên có sự cân nhắc để điều chỉnh lại hoặc sẽ phải có những giải pháp hết sức thận trọng mới có thể thực hiện được mục tiêu cực kỳ khó khăn này.
“Năm 2010, nếu Chính phủ thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10% sẽ là một thành công lớn”, ông Lâm khẳng định.
Về phía Tổng cục Thống kê sẽ sớm triển khai mô hình bảng cân đối liên ngành dùng cho các ngành kinh tế để nâng cao chất lượng công tác phân tích số liệu và đưa ra các dự báo kinh tế sát thực giúp Chính phủ đề ra các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả.
Mô hình hình nói trên mô tả qui trình sản xuất dưới tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô; kết quả phát triển của nền kinh tế và các tác động đến cân đối cung cầu…đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng làm cơ sở phân tích dự báo kinh tế./.
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)