Có lãnh đạo mới, dựng vở mới và lưu diễn nước ngoài... là những tin vui đối với Nhà hát kịch Việt Nam - "anh cả” của sân khấu kịch Việt Nam sau thời gian dài lặng lẽ đứng bên ngoài đời sống sân khấu nước nhà.
Đỉnh cao mơ ước
Ở “tuổi” hơn 60, Nhà hát kịch Việt Nam đã có một quá khứ rất vẻ vang, đáng tự hào mà cho đến nay nhiều nghệ sỹ, người làm sân khấu vẫn coi đó là “đỉnh cao mơ ước,” không phải nhà hát nào cũng có được.
Gắn với thương hiệu Nhà hát kịch Việt Nam là hàng loạt tên tuổi gạo cội của làng sân khấu nước nhà, những người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Nhà hát. Không thể không kể đến các thế hệ nghệ sỹ nhân dân như Thế Lữ, Song Kim, Trúc Quỳnh, Đào Mộng Long, Dương Ngọc Đức, Nguyễn Đình Nghi, Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Ngọc Phương, Trọng Khôi, Đoàn Dũng, Thế Anh, Doãn Châu, Phạm Thị Thành... Nhiều người trong số họ nay đã về với cát bụi song sự nghiệp, cống hiến của họ vẫn mãi là tấm gương sáng chói cho thế hệ nghệ sỹ sau này.
Tân Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam Nguyễn Thế Vinh khẳng định không phải ngẫu nhiên mà đã một thời Nhà hát kịch Việt Nam được giới làm nghề nói riêng và công chúng yêu nghệ thuật sân khấu nói chung xem như một địa chỉ tin cậy để thưởng thức kịch nghệ. Nhà hát kịch Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của kịch nói cách mạng. Mỗi khi nhắc tới Nhà hát kịch Việt Nam, người yêu sân khấu sẽ nhớ ngay tới một loạt vở diễn đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao như “Quẫn”, “Đồng hồ chuông điện Kremli”, “Nila”, “Vụ án Erotxtat”, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” hay “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”...
Đi kèm với những vở diễn đỉnh caolà những tên tuổi nghệ sỹ gạo cội mà tài năng của họ đã khắc sâu vào lòng công chúng. Đó là các nghệ sỹ Trần Tiến, Thế Anh, Quang Thái, Phạm Bằng, Đoàn Dũng, Hà Văn Trọng... cùng Song Kim, Nguyệt Ánh, Bích Thu, Bích Châu, Tú Mai... Tiếp nối thế hệ nghệ sỹ đầu tiên, lứa nghệ sỹ tài năng thứ hai của Nhà hát như Lan Hương, Ngọc Bích, Quế Hằng, Trung Anh, Trần Thạch, Quốc Khánh, Trọng Chinh, Đỗ Kỷ... cũng đã chinh phục hàng triệu khán giả hâm mộ. Mỗi vở diễn mới của Nhà hát đều lôi cuốn khán giả nô nức tới xem, có vở diễn đã tới mấy trăm lần vẫn đông nghịt khán giả...
Hy vọng mới
Nhiều năm nay, đời sống sân khấu Việt Nam nói chung, nhất là sân khấu phía Bắc rơi vào tình trạng khó khăn, ít rạp hát đỏ đèn thường xuyên, ít vở diễn gây tiếng vang... Nhà hát kịch Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đỉnh cao thành công với ánh hào quang lấp lánh của Nhà hát kịch Việt Nam đã bị lu mờ rất nhiều so với thời kỳ trước. Nhà hát không dựng được vở mới, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu, đời sống nghệ sỹ khó khăn khiến nhiều người phải vất vả mưu sinh nhờ sang điện ảnh, truyền hình... “Anh cả đỏ” của kịch nói nước nhà “vô hình” trong đời sống sân khấu, “vô hình” ngay ở Thủ đô Hà Nội... Các nghệ sỹ chỉ trông chờ vào các chuyến lưu diễn ở địa phương, vùng sâu, vùng xa... khiến nhiều người nản lòng.
Vì đâu nên nỗi? Câu hỏi này không khó trả lời. Và một trong những nguyên nhân khiến Nhà hát kịch Việt Nam mất đi vị thế của mình là việc không có nổi một rạp hát cố định, khang trang để biểu diễn phục vụ khán giả thường xuyên. Hiện Nhà hát chỉ có một rạp biểu diễn 150 chỗ ngồi đã xuống cấp.
Nói về tình trạng này của Nhà hát kịch Việt Nam, trong một cuộc tọa đàm mới đây, giáo sư-tiến sỹ, nghệ sỹ nhân dân Đình Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin trước đây cũng phải đau đớn thốt lên rằng Nhà hát kịch Việt Nam “ẩn mình” sau Nhà hát lớn bề thế, uy nghi từ nhiều năm nay và không phải ai cũng biết đường tìm đến nhà hát chứ chưa muốn nói đến việc thưởng thức kịch nghệ...
Về rạp biểu diễn, Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam Nguyễn Thế Vinh cho biết Ban lãnh đạo nhà hát đang nỗ lực trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, tạo điều kiện nhanh, thuận lợi nhất để các nghệ sỹ có nơi biểu diễn thường xuyên. Đây là việc cấp bách cần làm ngay để Nhà hát tìm lại chỗ đứng trong giới chuyên môn và những người yêu sân khấu.
Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, nghệ sỹ nhân dân Lê Tiến Thọ cho hay nếu như sân khấu miền Nam xã hội hóa mạnh mẽ, sống khỏe nhờ năng động nắm bắt thị hiếu khán giả thì sân khấu phía Bắc vẫn im lìm vì phục thuộc nhiều vào bao cấp Nhà nước. Kinh phí của Nhà nước dành cho mỗi nhà hát hàng năm đều rất ít ỏi, tiết kiệm lắm cũng chỉ đủ dựng 1-2, nhiều lắm là 3 vở diễn mới. Chính vì lẽ đó mà khoản kinh phí dành cho quảng bá rộng rãi các tác phẩm đến với công chúng trước khi công diễn gần như bị “triệt tiêu.” Nhà hát kịch Việt Nam cũng nằm trong số này.
Không có kinh phí quảng bá nghĩa là thông tin về vở diễn mới không thể đến với công chúng, vở dựng xong chỉ có các nghệ sỹ biết với nhau, diễn vài buổi rồi xếp kho. Trong khi đó, giới sân khấu ai ai cũng biết rõ rằng sân khấu muốn tồn tại và phát triển không thể không có khán giả.
Hai lãnh đạo mới của Nhà hát kịch Việt Nam là ông Nguyễn Thế Vinh và nghệ sỹ ưu tú, đạo diễn Anh Tú - nguyên là người của Nhà hát Tuổi Trẻ - một trong những nhà hát năng động bậc nhất miền Bắc hiện nay. Các nghệ sỹ Nhà hát kịch Việt Nam và cả giới sân khấu đều mong chờ một luồng gió mới cho Nhà hát từ phía hai lãnh đạo mới này bởi cả hai người đều có nhiều năm kinh nghiệm quản lý ở Nhà hát Tuổi trẻ.
Bước đầu, thông tin về Nhà hát kịch Việt Nam đã được cập nhật thường xuyện hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trên trang thông tin điện tử của Nhà hát để công chúng biết tới. Cuối tháng Ba, Nhà hát kịch Việt Nam đã bắt đầu vở diễn “Tai biến.” Đây là một kịch bản được đánh giá cao với nội dung đề tài phản ánh về vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm là nạn tham nhũng, tha hóa về đạo đức và lối sống của một số bộ phận quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước...
Hy vọng với những bước đi mới, cách làm mới mà Nhà hát kịch Việt Nam đang tiến hành, trong tương lại không xa, Nhà hát sẽ nhanh chóng tìm lại được hào quang lấp lánh của chính mình./.
Đỉnh cao mơ ước
Ở “tuổi” hơn 60, Nhà hát kịch Việt Nam đã có một quá khứ rất vẻ vang, đáng tự hào mà cho đến nay nhiều nghệ sỹ, người làm sân khấu vẫn coi đó là “đỉnh cao mơ ước,” không phải nhà hát nào cũng có được.
Gắn với thương hiệu Nhà hát kịch Việt Nam là hàng loạt tên tuổi gạo cội của làng sân khấu nước nhà, những người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Nhà hát. Không thể không kể đến các thế hệ nghệ sỹ nhân dân như Thế Lữ, Song Kim, Trúc Quỳnh, Đào Mộng Long, Dương Ngọc Đức, Nguyễn Đình Nghi, Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Ngọc Phương, Trọng Khôi, Đoàn Dũng, Thế Anh, Doãn Châu, Phạm Thị Thành... Nhiều người trong số họ nay đã về với cát bụi song sự nghiệp, cống hiến của họ vẫn mãi là tấm gương sáng chói cho thế hệ nghệ sỹ sau này.
Tân Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam Nguyễn Thế Vinh khẳng định không phải ngẫu nhiên mà đã một thời Nhà hát kịch Việt Nam được giới làm nghề nói riêng và công chúng yêu nghệ thuật sân khấu nói chung xem như một địa chỉ tin cậy để thưởng thức kịch nghệ. Nhà hát kịch Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của kịch nói cách mạng. Mỗi khi nhắc tới Nhà hát kịch Việt Nam, người yêu sân khấu sẽ nhớ ngay tới một loạt vở diễn đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao như “Quẫn”, “Đồng hồ chuông điện Kremli”, “Nila”, “Vụ án Erotxtat”, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” hay “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”...
Đi kèm với những vở diễn đỉnh caolà những tên tuổi nghệ sỹ gạo cội mà tài năng của họ đã khắc sâu vào lòng công chúng. Đó là các nghệ sỹ Trần Tiến, Thế Anh, Quang Thái, Phạm Bằng, Đoàn Dũng, Hà Văn Trọng... cùng Song Kim, Nguyệt Ánh, Bích Thu, Bích Châu, Tú Mai... Tiếp nối thế hệ nghệ sỹ đầu tiên, lứa nghệ sỹ tài năng thứ hai của Nhà hát như Lan Hương, Ngọc Bích, Quế Hằng, Trung Anh, Trần Thạch, Quốc Khánh, Trọng Chinh, Đỗ Kỷ... cũng đã chinh phục hàng triệu khán giả hâm mộ. Mỗi vở diễn mới của Nhà hát đều lôi cuốn khán giả nô nức tới xem, có vở diễn đã tới mấy trăm lần vẫn đông nghịt khán giả...
Hy vọng mới
Nhiều năm nay, đời sống sân khấu Việt Nam nói chung, nhất là sân khấu phía Bắc rơi vào tình trạng khó khăn, ít rạp hát đỏ đèn thường xuyên, ít vở diễn gây tiếng vang... Nhà hát kịch Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đỉnh cao thành công với ánh hào quang lấp lánh của Nhà hát kịch Việt Nam đã bị lu mờ rất nhiều so với thời kỳ trước. Nhà hát không dựng được vở mới, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu, đời sống nghệ sỹ khó khăn khiến nhiều người phải vất vả mưu sinh nhờ sang điện ảnh, truyền hình... “Anh cả đỏ” của kịch nói nước nhà “vô hình” trong đời sống sân khấu, “vô hình” ngay ở Thủ đô Hà Nội... Các nghệ sỹ chỉ trông chờ vào các chuyến lưu diễn ở địa phương, vùng sâu, vùng xa... khiến nhiều người nản lòng.
Vì đâu nên nỗi? Câu hỏi này không khó trả lời. Và một trong những nguyên nhân khiến Nhà hát kịch Việt Nam mất đi vị thế của mình là việc không có nổi một rạp hát cố định, khang trang để biểu diễn phục vụ khán giả thường xuyên. Hiện Nhà hát chỉ có một rạp biểu diễn 150 chỗ ngồi đã xuống cấp.
Nói về tình trạng này của Nhà hát kịch Việt Nam, trong một cuộc tọa đàm mới đây, giáo sư-tiến sỹ, nghệ sỹ nhân dân Đình Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin trước đây cũng phải đau đớn thốt lên rằng Nhà hát kịch Việt Nam “ẩn mình” sau Nhà hát lớn bề thế, uy nghi từ nhiều năm nay và không phải ai cũng biết đường tìm đến nhà hát chứ chưa muốn nói đến việc thưởng thức kịch nghệ...
Về rạp biểu diễn, Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam Nguyễn Thế Vinh cho biết Ban lãnh đạo nhà hát đang nỗ lực trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, tạo điều kiện nhanh, thuận lợi nhất để các nghệ sỹ có nơi biểu diễn thường xuyên. Đây là việc cấp bách cần làm ngay để Nhà hát tìm lại chỗ đứng trong giới chuyên môn và những người yêu sân khấu.
Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, nghệ sỹ nhân dân Lê Tiến Thọ cho hay nếu như sân khấu miền Nam xã hội hóa mạnh mẽ, sống khỏe nhờ năng động nắm bắt thị hiếu khán giả thì sân khấu phía Bắc vẫn im lìm vì phục thuộc nhiều vào bao cấp Nhà nước. Kinh phí của Nhà nước dành cho mỗi nhà hát hàng năm đều rất ít ỏi, tiết kiệm lắm cũng chỉ đủ dựng 1-2, nhiều lắm là 3 vở diễn mới. Chính vì lẽ đó mà khoản kinh phí dành cho quảng bá rộng rãi các tác phẩm đến với công chúng trước khi công diễn gần như bị “triệt tiêu.” Nhà hát kịch Việt Nam cũng nằm trong số này.
Không có kinh phí quảng bá nghĩa là thông tin về vở diễn mới không thể đến với công chúng, vở dựng xong chỉ có các nghệ sỹ biết với nhau, diễn vài buổi rồi xếp kho. Trong khi đó, giới sân khấu ai ai cũng biết rõ rằng sân khấu muốn tồn tại và phát triển không thể không có khán giả.
Hai lãnh đạo mới của Nhà hát kịch Việt Nam là ông Nguyễn Thế Vinh và nghệ sỹ ưu tú, đạo diễn Anh Tú - nguyên là người của Nhà hát Tuổi Trẻ - một trong những nhà hát năng động bậc nhất miền Bắc hiện nay. Các nghệ sỹ Nhà hát kịch Việt Nam và cả giới sân khấu đều mong chờ một luồng gió mới cho Nhà hát từ phía hai lãnh đạo mới này bởi cả hai người đều có nhiều năm kinh nghiệm quản lý ở Nhà hát Tuổi trẻ.
Bước đầu, thông tin về Nhà hát kịch Việt Nam đã được cập nhật thường xuyện hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trên trang thông tin điện tử của Nhà hát để công chúng biết tới. Cuối tháng Ba, Nhà hát kịch Việt Nam đã bắt đầu vở diễn “Tai biến.” Đây là một kịch bản được đánh giá cao với nội dung đề tài phản ánh về vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm là nạn tham nhũng, tha hóa về đạo đức và lối sống của một số bộ phận quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước...
Hy vọng với những bước đi mới, cách làm mới mà Nhà hát kịch Việt Nam đang tiến hành, trong tương lại không xa, Nhà hát sẽ nhanh chóng tìm lại được hào quang lấp lánh của chính mình./.
Thanh Giang (TTXVN)