Ngày 4/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị “Triển khai các văn bản khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung."
Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết nếu tiếp tục sử dụng công nghệ nung thì để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch nung phải tốn 75ha đất nông nghiệp, 150.000 tấn than và thải ra tới 0,57 triệu tấn khí CO2. Đây là thủ phạm tàn phá môi trường và ảnh hưởng tới an ninh lương thực do lượng đất canh tác bị khai thác để làm gạch.
Trong khi đó, nếu các nhà máy nhiệt điện hoạt động đúng công suất theo Tổng sơ đồ điện VII, mỗi năm sẽ thải ra 45 triệu tấn tro xỉ. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào sử dụng để sản xuất vật liệu không nung mà lại không tốn kho bãi chứa lượng tro xỉ của các nhà máy này thải ra. Vì vậy, cần nhanh chóng đảm bảo các chỉ tiêu quy định về vật liệu xây không nung tại các công trình xây dựng, thúc đẩy dòng sản phẩm này phát triển.
Theo ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), các văn bản quy định đều hướng tới việc hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng tài nguyên đất sét, nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch đất sét nung; đồng thời ưu tiên chọn những công nghệ tiên tiến, phù hợp có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao, giảm lao động thủ công.
Với các lò thủ công và lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, Bộ Xây dựng yêu cầu có lộ trình xóa bỏ dần và không đầu tư mới. Hiện có ba địa phương là Bắc Ninh, Hà Nam và Bình Dương đã quyết liệt thực hiện nghiêm túc Quyết định về xóa bỏ gạch đất nung.
Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ đá mạt, xỉ lò, tro bay... để sản xuất gạch blook với nhiều quy mô công suất khác nhau. Một số doanh nghiệp có khả năng tốt về tài chính, thuận lợi về nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ đã đầu tư những dây chuyền sản xuất với công suất 20-40 triệu viên/năm.
Các doanh nghiệp đã đi sâu nghiên cứu công nghệ, áp dụng công nghệ mới, năng suất cao, sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ. Năm 2011, đa số các dây chuyền đã sản xuất hết công suất với tổng sản lượng đạt khoảng 3 tỷ viên quy tiêu chuẩn. Những tháng đầu năm 2012, các dây chuyền vẫn duy trì sản xuất tốt, đồng thời tiêu thụ khoảng 85-90% lượng sản xuất.
Tại hội thảo, các chuyên gia đánh giá cao những ưu điểm của các loại vật liệu xây không nung trong thi công xây dựng như tiết kiệm chi phí nền móng, đẩy nhanh tiến độ, giảm giá thành đầu tư toàn bộ công trình từ 6-8%... và đặc biệt là bảo vệ môi trường.
Theo lộ trình phấn đấu đến năm 2015, Việt Nam sẽ phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% và nâng lên 30-40% vào năm 2020./.
Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết nếu tiếp tục sử dụng công nghệ nung thì để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch nung phải tốn 75ha đất nông nghiệp, 150.000 tấn than và thải ra tới 0,57 triệu tấn khí CO2. Đây là thủ phạm tàn phá môi trường và ảnh hưởng tới an ninh lương thực do lượng đất canh tác bị khai thác để làm gạch.
Trong khi đó, nếu các nhà máy nhiệt điện hoạt động đúng công suất theo Tổng sơ đồ điện VII, mỗi năm sẽ thải ra 45 triệu tấn tro xỉ. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào sử dụng để sản xuất vật liệu không nung mà lại không tốn kho bãi chứa lượng tro xỉ của các nhà máy này thải ra. Vì vậy, cần nhanh chóng đảm bảo các chỉ tiêu quy định về vật liệu xây không nung tại các công trình xây dựng, thúc đẩy dòng sản phẩm này phát triển.
Theo ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), các văn bản quy định đều hướng tới việc hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng tài nguyên đất sét, nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch đất sét nung; đồng thời ưu tiên chọn những công nghệ tiên tiến, phù hợp có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao, giảm lao động thủ công.
Với các lò thủ công và lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, Bộ Xây dựng yêu cầu có lộ trình xóa bỏ dần và không đầu tư mới. Hiện có ba địa phương là Bắc Ninh, Hà Nam và Bình Dương đã quyết liệt thực hiện nghiêm túc Quyết định về xóa bỏ gạch đất nung.
Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ đá mạt, xỉ lò, tro bay... để sản xuất gạch blook với nhiều quy mô công suất khác nhau. Một số doanh nghiệp có khả năng tốt về tài chính, thuận lợi về nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ đã đầu tư những dây chuyền sản xuất với công suất 20-40 triệu viên/năm.
Các doanh nghiệp đã đi sâu nghiên cứu công nghệ, áp dụng công nghệ mới, năng suất cao, sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ. Năm 2011, đa số các dây chuyền đã sản xuất hết công suất với tổng sản lượng đạt khoảng 3 tỷ viên quy tiêu chuẩn. Những tháng đầu năm 2012, các dây chuyền vẫn duy trì sản xuất tốt, đồng thời tiêu thụ khoảng 85-90% lượng sản xuất.
Tại hội thảo, các chuyên gia đánh giá cao những ưu điểm của các loại vật liệu xây không nung trong thi công xây dựng như tiết kiệm chi phí nền móng, đẩy nhanh tiến độ, giảm giá thành đầu tư toàn bộ công trình từ 6-8%... và đặc biệt là bảo vệ môi trường.
Theo lộ trình phấn đấu đến năm 2015, Việt Nam sẽ phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% và nâng lên 30-40% vào năm 2020./.
Thu Hằng (TTXVN)