Với gần 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được quá nửa danh mục thuốc thiết yếu là những thuốc đáp ứng được các yêu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất cho cộng đồng, với giá chỉ bằng 1/3-1/2 giá thuốc nhập ngoại.
Nhưng vì nhiều lý do nên hiện nay, thuốc nội chỉ chiếm một lượng “khiêm tốn” trong các loại thuốc thiết yếu ở bệnh viện. Nhân Hội nghị tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu tại Việt Nam, do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức, diễn ra ngày 23/6, tại Hà Nội, tiến sỹ Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế đã trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết những khó khăn trong việc tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội trong các bệnh viện?
Tiến sỹ Cao Minh Quang: Theo tôi, việc tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội gặp nhiều khó khăn do liên quan đến thói quen sử dụng thuốc của người dân. Vấn đề các công ty dược chi hoa hồng cho bác sĩ cũng là một vấn đề hết sức nhức nhối mà xã hội rất quan tâm...
Để chấn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo rất quyết liệt, cụ thể là trong tháng Tư vừa qua, Bộ đã ban hành văn bản chỉ đạo toàn bộ hệ thống điều trị phải áp dụng quy định kê đơn theo thuốc gốc (thuốc đã hết thời hạn bảo hộ độc quyền, có giá thấp hơn nhiều so với thuốc biệt dược).
Năm 2009, chi tiêu toàn ngành y tế là 27.000 tỷ đồng, trong đó có 11.000 tỷ đồng chi mua thuốc và thuốc biệt dược chiếm tới 70% số tiền chi mua thuốc.
Các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước đang phải đối mặt với thách thức gì trong quá trình sản xuất thuốc thiết yếu, thưa ông?
Tiến sỹ Cao Minh Quang: Đối với một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi kỹ thuật bào chế phức tạp, cũng như sự đầu tư cao và nghiên cứu sâu, các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước còn một số hạn chế...
Ngoài ra, đối với thị trường dược phẩm thế giới, 27 quốc gia và đa quốc gia đã và đang “nắm” một số lượng thuốc độc quyền, nếu muốn sản xuất những thuốc này tại Việt Nam, phải có sự nhượng quyền, hoặc chuyển giao công nghệ, đòi hỏi chi phí lớn...
Vậy tới đây, Bộ Y tế sẽ có giải pháp gì để “cải thiện” khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội tại cộng đồng, cũng như các bệnh viện?
Tiến sỹ Cao Minh Quang: Tới đây, Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội nghị “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt” nhằm khuyến khích sử dụng thuốc nội. Sắp tới, cũng sẽ có quy chế thực hành tốt kê đơn thuốc trong bệnh viện. Trong đó, sẽ quy định “cứng” là bác sĩ chỉ được kê đơn thuốc gốc.
Đối với mỗi bệnh viện, căn cứ mô hình, cơ cấu bệnh tật, giám đốc bệnh viện phải ban hành danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện...
Như vậy, tình trạng kê đơn thuốc tràn lan sẽ được hạn chế. Nếu cắt đứt hoa hồng của các công ty dược đối với cán bộ y tế trong hệ điều trị, chúng ta sẽ tăng cường được khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội.
Hiện nay, Luật Thương mại cho phép các doanh nghiệp khuyến mại bằng thuốc và bằng tiền trên 50% tổng số doanh thu.
Theo tôi, quy định này cần phải sửa vì không thể áp dụng được đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ chỉ đạo các sở y tế đẩy mạnh kiểm tra và xử lý những trường hợp trình dược viên có hành vi sử dụng quyền lợi vật chất để thay đổi ý định sử dụng thuốc của bác sĩ đối với người bệnh.
Nếu phát hiện trường hợp vi phạm, sẽ công bố trên phương tiện thông tin, rút thẻ trình dược viên và cảnh cáo công ty có nhân viên vi phạm.
Xin cảm ơn ông!
Nhưng vì nhiều lý do nên hiện nay, thuốc nội chỉ chiếm một lượng “khiêm tốn” trong các loại thuốc thiết yếu ở bệnh viện. Nhân Hội nghị tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu tại Việt Nam, do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức, diễn ra ngày 23/6, tại Hà Nội, tiến sỹ Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế đã trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết những khó khăn trong việc tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội trong các bệnh viện?
Tiến sỹ Cao Minh Quang: Theo tôi, việc tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội gặp nhiều khó khăn do liên quan đến thói quen sử dụng thuốc của người dân. Vấn đề các công ty dược chi hoa hồng cho bác sĩ cũng là một vấn đề hết sức nhức nhối mà xã hội rất quan tâm...
Để chấn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo rất quyết liệt, cụ thể là trong tháng Tư vừa qua, Bộ đã ban hành văn bản chỉ đạo toàn bộ hệ thống điều trị phải áp dụng quy định kê đơn theo thuốc gốc (thuốc đã hết thời hạn bảo hộ độc quyền, có giá thấp hơn nhiều so với thuốc biệt dược).
Năm 2009, chi tiêu toàn ngành y tế là 27.000 tỷ đồng, trong đó có 11.000 tỷ đồng chi mua thuốc và thuốc biệt dược chiếm tới 70% số tiền chi mua thuốc.
Các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước đang phải đối mặt với thách thức gì trong quá trình sản xuất thuốc thiết yếu, thưa ông?
Tiến sỹ Cao Minh Quang: Đối với một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi kỹ thuật bào chế phức tạp, cũng như sự đầu tư cao và nghiên cứu sâu, các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước còn một số hạn chế...
Ngoài ra, đối với thị trường dược phẩm thế giới, 27 quốc gia và đa quốc gia đã và đang “nắm” một số lượng thuốc độc quyền, nếu muốn sản xuất những thuốc này tại Việt Nam, phải có sự nhượng quyền, hoặc chuyển giao công nghệ, đòi hỏi chi phí lớn...
Vậy tới đây, Bộ Y tế sẽ có giải pháp gì để “cải thiện” khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội tại cộng đồng, cũng như các bệnh viện?
Tiến sỹ Cao Minh Quang: Tới đây, Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội nghị “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt” nhằm khuyến khích sử dụng thuốc nội. Sắp tới, cũng sẽ có quy chế thực hành tốt kê đơn thuốc trong bệnh viện. Trong đó, sẽ quy định “cứng” là bác sĩ chỉ được kê đơn thuốc gốc.
Đối với mỗi bệnh viện, căn cứ mô hình, cơ cấu bệnh tật, giám đốc bệnh viện phải ban hành danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện...
Như vậy, tình trạng kê đơn thuốc tràn lan sẽ được hạn chế. Nếu cắt đứt hoa hồng của các công ty dược đối với cán bộ y tế trong hệ điều trị, chúng ta sẽ tăng cường được khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội.
Hiện nay, Luật Thương mại cho phép các doanh nghiệp khuyến mại bằng thuốc và bằng tiền trên 50% tổng số doanh thu.
Theo tôi, quy định này cần phải sửa vì không thể áp dụng được đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ chỉ đạo các sở y tế đẩy mạnh kiểm tra và xử lý những trường hợp trình dược viên có hành vi sử dụng quyền lợi vật chất để thay đổi ý định sử dụng thuốc của bác sĩ đối với người bệnh.
Nếu phát hiện trường hợp vi phạm, sẽ công bố trên phương tiện thông tin, rút thẻ trình dược viên và cảnh cáo công ty có nhân viên vi phạm.
Xin cảm ơn ông!
Trong năm 2009, trị giá sản xuất thuốc thiết yếu trong nước đạt hơn 830 triệu USD, tăng hơn 16% so với năm 2008 nhưng vẫn chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc của cộng đồng. Danh mục thuốc thiết yếu tại Việt Nam hiện có 355 thuốc thiết yếu tân dược; 94 thuốc thiết yếu dùng trong y học cổ truyền. |
Phương Liên (Báo Tin Tức/Vietnam+)