Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mô hình hợp tác Nhà nước-tư nhân (PPP).
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Tài nhấn mạnh tại Hội nghị về đầu tư cơ sở hạ tầng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 24/6.
Theo các chuyên gia và các nhà quản lý, mô hình hợp tác PPP sẽ giúp giảm áp lực vốn đồng thời tăng hiệu quả đầu tư trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo tính toán, trong 5 năm tiếp theo, để đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh cần 300.000 tỷ đồng, ước khoảng 15 tỷ USD.
Mô hình hợp tác PPP được đề xuất như một phương thức đầu tư khả thi áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh ngành giao thông muốn tăng cường huy động vốn từ khu vực tư nhân nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
Nếu theo cách đầu tư công truyền thống, với 1 tỷ USD vốn ngân sách chỉ làm được 100km đường cao tốc.
Còn áp dụng đầu tư PPP, với 1 tỷ USD vốn ngân sách không chỉ làm được 300km đường cao tốc mà còn giúp nợ chính phủ không tăng do có vốn của tư nhân.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần 100-150 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng (giao thông, điện lực, cấp-thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường...) trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh cần 40-45 tỷ USD.
"Nếu chỉ trông cậy vào vốn như thu ngân sách, phát hành trái phiếu, vốn vay ODA thì không đủ vì huy động hết cũng chỉ đáp ứng 40%, 60% còn lại phải huy động từ nguồn vốn tư nhân. Vì vậy PPP sẽ giúp giảm áp lực về vốn và tăng hiệu quả đầu tư,” ông Đặng Huy Đông cho biết.
Các nhà đầu tư cho rằng không khó về vốn nhưng cái khó nhất là làm sao để giải quyết dứt điểm, nhanh chóng khâu thủ tục và công tác giải phóng mặt bằng, vì hiện nay nhà đầu tư “ngán” nhất khâu này.
Ông Nguyễn Thành Tài cam kết: “Ba điểm cốt lõi quan trọng nhất để có thể kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP chính là môi trường đầu tư ổn định; nguồn nhân lực và cải cách hành chính các thủ tục đầu tư. Thành phố đang nỗ lực nâng cao cải cách hành chính nhằm giúp doanh nghiệp rút ngắn những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian đầu tư; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tư nhân. Đồng thời chú trọng các dự án có nguồn thu để đảm bảo tính khả thi khi kêu gọi các nhà đầu tư.”
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng là việc Chính phủ sớm ban hành một khung pháp chế hoàn chỉnh và tổng quát về cơ chế đầu tư, huy động vốn theo phương thức PPP. Điều này cũng tạo cơ sở cho thành phố trong việc xúc tiến đàm phán những hợp đồng PPP đầu tiên về cơ sở hạ tầng.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết mô hình PPP đang được Chính phủ thí điểm đối với một số dự án, qua đó sẽ rút kinh nghiệm thực tế để đưa ra khung pháp lý phù hợp./.
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Tài nhấn mạnh tại Hội nghị về đầu tư cơ sở hạ tầng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 24/6.
Theo các chuyên gia và các nhà quản lý, mô hình hợp tác PPP sẽ giúp giảm áp lực vốn đồng thời tăng hiệu quả đầu tư trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo tính toán, trong 5 năm tiếp theo, để đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh cần 300.000 tỷ đồng, ước khoảng 15 tỷ USD.
Mô hình hợp tác PPP được đề xuất như một phương thức đầu tư khả thi áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh ngành giao thông muốn tăng cường huy động vốn từ khu vực tư nhân nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
Nếu theo cách đầu tư công truyền thống, với 1 tỷ USD vốn ngân sách chỉ làm được 100km đường cao tốc.
Còn áp dụng đầu tư PPP, với 1 tỷ USD vốn ngân sách không chỉ làm được 300km đường cao tốc mà còn giúp nợ chính phủ không tăng do có vốn của tư nhân.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần 100-150 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng (giao thông, điện lực, cấp-thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường...) trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh cần 40-45 tỷ USD.
"Nếu chỉ trông cậy vào vốn như thu ngân sách, phát hành trái phiếu, vốn vay ODA thì không đủ vì huy động hết cũng chỉ đáp ứng 40%, 60% còn lại phải huy động từ nguồn vốn tư nhân. Vì vậy PPP sẽ giúp giảm áp lực về vốn và tăng hiệu quả đầu tư,” ông Đặng Huy Đông cho biết.
Các nhà đầu tư cho rằng không khó về vốn nhưng cái khó nhất là làm sao để giải quyết dứt điểm, nhanh chóng khâu thủ tục và công tác giải phóng mặt bằng, vì hiện nay nhà đầu tư “ngán” nhất khâu này.
Ông Nguyễn Thành Tài cam kết: “Ba điểm cốt lõi quan trọng nhất để có thể kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP chính là môi trường đầu tư ổn định; nguồn nhân lực và cải cách hành chính các thủ tục đầu tư. Thành phố đang nỗ lực nâng cao cải cách hành chính nhằm giúp doanh nghiệp rút ngắn những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian đầu tư; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tư nhân. Đồng thời chú trọng các dự án có nguồn thu để đảm bảo tính khả thi khi kêu gọi các nhà đầu tư.”
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng là việc Chính phủ sớm ban hành một khung pháp chế hoàn chỉnh và tổng quát về cơ chế đầu tư, huy động vốn theo phương thức PPP. Điều này cũng tạo cơ sở cho thành phố trong việc xúc tiến đàm phán những hợp đồng PPP đầu tiên về cơ sở hạ tầng.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết mô hình PPP đang được Chính phủ thí điểm đối với một số dự án, qua đó sẽ rút kinh nghiệm thực tế để đưa ra khung pháp lý phù hợp./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)