Các nhà khảo cổ học thế giới đã tiến hành nghiên cứu nhiều chủng "khủng long lông vũ" sinh sống vào thời kỳ cách nay khoảng 125 triệu năm tại khu vực khí hậu lạnh giá thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Nghiên cứu phát hiện, sở dĩ nhiều loài khủng long mọc lông vũ là vì chúng phải sinh sống và tồn tại trong môi trường khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.
Để chứng minh cho giả thiết trên, các nhà khoa học đã triển khai phương pháp mô phỏng nhiệt độ thời kỳ khủng long sinh sống.
Thông qua kiểm tra hàm lượng đồng vị oxy trong nước mưa, các nhà khoa học phát hiện, nhiệt độ thời kỳ khủng long sinh sống tương đồng với nhiệt độ khu vực Bắc Trung Quốc vào thời kỳ đó.
Lúc ấy, các sinh vật đều phải trải qua mùa Đông khắc nghiệt. Các loài động vật như rùa, thằn lằn lựa chọn biện pháp ngủ đông. Trong khi đó, các loài động có vú, chim và khủng long chỉ có thể dựa vào đôi cánh và lông vũ để tồn tại. Điều này giải thích tại sao các loài khủng long ở khu vực trên lại mọc lông vũ. /.
Nghiên cứu phát hiện, sở dĩ nhiều loài khủng long mọc lông vũ là vì chúng phải sinh sống và tồn tại trong môi trường khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.
Để chứng minh cho giả thiết trên, các nhà khoa học đã triển khai phương pháp mô phỏng nhiệt độ thời kỳ khủng long sinh sống.
Thông qua kiểm tra hàm lượng đồng vị oxy trong nước mưa, các nhà khoa học phát hiện, nhiệt độ thời kỳ khủng long sinh sống tương đồng với nhiệt độ khu vực Bắc Trung Quốc vào thời kỳ đó.
Lúc ấy, các sinh vật đều phải trải qua mùa Đông khắc nghiệt. Các loài động vật như rùa, thằn lằn lựa chọn biện pháp ngủ đông. Trong khi đó, các loài động có vú, chim và khủng long chỉ có thể dựa vào đôi cánh và lông vũ để tồn tại. Điều này giải thích tại sao các loài khủng long ở khu vực trên lại mọc lông vũ. /.
Ngọc Thúy (Vietnam+)