Chuyên gia Ibrahim Saif, thuộc hãng nghiên cứu Carnegie Middle East Center, cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria đang ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế láng giềng trong khu vực, như Lebanon, Iraq, Jordan và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình hình bất ổn tại Syria có thể sẽ khiến kim ngạch thương mại giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ giảm tới 30-40% trong năm nay, đồng thời ảnh hưởng mạnh tới đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Syria.
Lebanon là quốc gia tiếp theo bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong lĩnh vực du lịch và lao động. Quan hệ thương mại giữa Lebanon và Syria đạt khoảng 1,3 tỷ USD năm 2010.
Nguồn nhân lực từ Syria có trình độ và tương đối rẻ so với các tiêu chuẩn tại Lebanon, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng và dịch vụ. Hiện các nguồn nhân lực này rất ít, và giá nhân công tại Lebanon được dự báo sẽ tăng vì khó có thể chọn lựa được lao động người Syria.
Xuất khẩu của Lebanon sang Syria ít bị ảnh hưởng hơn, do cán cân thương mại hai nước nghiêng về phía Syria. Lĩnh vực tài chính của Lebanon được các doanh nhân và thương gia Syria sử dụng rộng rãi.
Các ngân hàng Lebanon được coi là những nơi cất giữ tài chính an toàn và là nơi ký kết các hoạt động tín dụng xuất khẩu với các đối tác khác.
Ngay cả khi các giao dịch này chững lại thì các khoản tiền gửi của Syria tại các ngân hàng Lebanon không giảm và thậm chí còn tăng, do lo ngại bất ổn tại Syria. Cuộc khủng hoảng tại Syria cũng tác động tiêu cực đến ngành du lịch của Lebanon.
Là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Syria, Iraq là đối tác thương mại quan trọng khác của Syria. Hàng hóa xuất khẩu của Syria sang Iraq chủ yếu là nông sản, công nghiệp nhẹ, các sản phẩm, do giá thấp hơn nhưng chất lượng chấp nhận được.
Hoạt động buôn bán giữa hai nước đã giảm đáng kể trong những tháng qua, khiến người tiêu dùng Iraq phải mua hàng hóa giá cao. Trong khi đó, xuất khẩu của Iraq sang Syria không tăng đáng kể, bởi hàng hóa chỉ liên quan đến năng lượng.
Nước láng giềng thứ tư có quan hệ thương mại chặt chẽ với Syria là Jordan, với nhiều hợp đồng thương mại song phương, trong đó có thỏa thuận Jordan cung cấp ximăng để đổi lấy lúa mỳ của Syria.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại xuyên biên giới giữa hai nước đã bị ngưng trệ, trong đó các thành phố phía Bắc Jordan như Ramtha và Irbid chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhiều thương gia Jordan phụ thuộc vào cảng Lattaquié của Syria để nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt đến từ châu Âu nhưng hoạt động này hiện buộc phải tạm ngưng.
Nhiều quan chức Jordan tỏ ra lo ngại về tương lai một số dự án chung, như thỏa thuận trong lĩnh vực điện, theo đó Syria có nhiệm vụ cung cấp điện cho một số khu vực biên giới của Jordan hay liên quan dự án đường ống dẫn khí Arập nối Ai Cập với Syria và Lebanon đi qua Jordan./.
Tình hình bất ổn tại Syria có thể sẽ khiến kim ngạch thương mại giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ giảm tới 30-40% trong năm nay, đồng thời ảnh hưởng mạnh tới đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Syria.
Lebanon là quốc gia tiếp theo bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong lĩnh vực du lịch và lao động. Quan hệ thương mại giữa Lebanon và Syria đạt khoảng 1,3 tỷ USD năm 2010.
Nguồn nhân lực từ Syria có trình độ và tương đối rẻ so với các tiêu chuẩn tại Lebanon, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng và dịch vụ. Hiện các nguồn nhân lực này rất ít, và giá nhân công tại Lebanon được dự báo sẽ tăng vì khó có thể chọn lựa được lao động người Syria.
Xuất khẩu của Lebanon sang Syria ít bị ảnh hưởng hơn, do cán cân thương mại hai nước nghiêng về phía Syria. Lĩnh vực tài chính của Lebanon được các doanh nhân và thương gia Syria sử dụng rộng rãi.
Các ngân hàng Lebanon được coi là những nơi cất giữ tài chính an toàn và là nơi ký kết các hoạt động tín dụng xuất khẩu với các đối tác khác.
Ngay cả khi các giao dịch này chững lại thì các khoản tiền gửi của Syria tại các ngân hàng Lebanon không giảm và thậm chí còn tăng, do lo ngại bất ổn tại Syria. Cuộc khủng hoảng tại Syria cũng tác động tiêu cực đến ngành du lịch của Lebanon.
Là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Syria, Iraq là đối tác thương mại quan trọng khác của Syria. Hàng hóa xuất khẩu của Syria sang Iraq chủ yếu là nông sản, công nghiệp nhẹ, các sản phẩm, do giá thấp hơn nhưng chất lượng chấp nhận được.
Hoạt động buôn bán giữa hai nước đã giảm đáng kể trong những tháng qua, khiến người tiêu dùng Iraq phải mua hàng hóa giá cao. Trong khi đó, xuất khẩu của Iraq sang Syria không tăng đáng kể, bởi hàng hóa chỉ liên quan đến năng lượng.
Nước láng giềng thứ tư có quan hệ thương mại chặt chẽ với Syria là Jordan, với nhiều hợp đồng thương mại song phương, trong đó có thỏa thuận Jordan cung cấp ximăng để đổi lấy lúa mỳ của Syria.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại xuyên biên giới giữa hai nước đã bị ngưng trệ, trong đó các thành phố phía Bắc Jordan như Ramtha và Irbid chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhiều thương gia Jordan phụ thuộc vào cảng Lattaquié của Syria để nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt đến từ châu Âu nhưng hoạt động này hiện buộc phải tạm ngưng.
Nhiều quan chức Jordan tỏ ra lo ngại về tương lai một số dự án chung, như thỏa thuận trong lĩnh vực điện, theo đó Syria có nhiệm vụ cung cấp điện cho một số khu vực biên giới của Jordan hay liên quan dự án đường ống dẫn khí Arập nối Ai Cập với Syria và Lebanon đi qua Jordan./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)