Công quốc nhỏ bé Liechtenstein đang bị chấn động bởi một cuộc chiến tranh ngôn từ giữa các nhà hoạt động, những người muốn hủy bỏ quyền phủ quyết của hoàng gia và thái tử kế vị, người đã đe dọa sẽ rời bỏ tước vị nếu họ thực hiện điều đó.
Công quốc Liechtenstein được đặt dưới sự cai trị của các hoàng thân trong chế độ quân chủ lập hiến kể từ khi Thánh chế La Mã bị xóa bỏ năm 1806.
Nhưng người lãnh đạo hiện thời, Hoàng tử Alois, đã de dọa gia tộc 900 năm của mình rằng ông sẽ rời bỏ quyền kế vị nếu Liechtenstein vượt qua được một cuộc trưng cầu loại bỏ quyền phủ quyết của hoàng tử, một quyền lực được ghi trong hiến pháp.
“Hoàng tộc không sẵn sàng để thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình trừ phi hoàng tử… có các công cụ cần thiết để xử lý công việc,” Alois nói trong một bài phát biểu trước quốc hội ngày 1/3.
“Nhưng nếu như mọi người không còn cởi mở với điều đó, hoàng tộc sẽ không muốn thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình và… sẽ hoàn toàn rút lui khỏi đời sống chính trị.”
Với khoảng 36.000 cư dân và diện tích 160,5km2, công quốc này nằm kẹp giữa Áo và Thụy Sĩ, được hưởng một trong những mức sống cao nhất thế giới nhờ vào lĩnh vực công nghiệp và tài chính.
Theo ngân hàng thế giới, Liechtenstein lâu này vẫn được coi là "thiên đường ưu đãi thuế" và có thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm khoảng 137.070 USD - mức cao nhất thế giới chỉ sau Monaco.
Theo tạp chí Forbes, cha của Alois, Hans-Adam II, người đã chuyển giao quyền lực cho con trai đầu của mình vào năm 2004, nhưng vẫn đứng đầu nhà nước một cách chính thức, có tài sản trị giá gần 4 tỷ USD.
Tuy nhiên quyền lực của gia đình này - vẫn sống trong lâu đài của tổ tiên được xây dựng cao vượt hẳn lên so với thủ đô Vaduz, đã bị tấn công dưới hình thức một cuộc vận động có tên “Để lời nói của bạn có giá trị” ("Yes, for your voice to count").
Khẩu hiệu đề cập đến những kế hoạch của một ủy ban của công dân để khởi động một cuộc trưng cầu nhằm bãi bỏ quyền phủ quyết của hoàng tử.
Phong trào đầu tiên đã được đưa ra vào năm ngoái, khi Alois, người cha 43 tuổi của 4 đứa con, đã đe dọa sẽ phủ quyết một trưng cầu về hợp phát hóa việc phá thai nếu công dân thông qua nó.
Sau một chiến dịch gay gắt, cuộc trưng cầu đã thất bại. Những người ủng hộ đổ lỗi cho đe dọa phủ quyết của hoàng tử.
“Cuộc trưng cầu đã thất bại,” Sigvard Wohlwend, một người phát ngôn của phong trào, nói với AFP. Ông nói rằng mối đe dọa phủ quyết đã “làm tê liệt” những cơ hội của phong trào trong một chế độ quân chủ, nơi gia đình hoàng gia vẫn được tôn kính.
Wohlwend, người nói rằng chiến dịch hiện tại là sự phát triển từ cuộc trưng cầu về việc phá thai, khẳng định mục tiêu của chiến dịch không phải là đánh đổ nền quân chủ, mà là mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người dân Liechtenstein.
Chiến dịch này phải thu thập 1.500 chữ ký cho đến 10/5 để kêu gọi một cuộc trưng cầu - một điều không dễ dàng tại một đất nước có diện tích nhỏ thứ tư tại châu Âu, sau Vatican, Monaco và San Marino.
“Nó không như là một ngôi làng, và tất cả mọi người đều biết những người khác. Mọi người không muốn bất cứ ai biết họ đang bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý,” Wohlwend nói.
Cuộc vận động đang cố gắng để làm dịu đi những nỗi sợ hãi của người dân.
“Thái tử sẽ giữ lại tất cả các quyền và chế độ quân chủ sẽ được giữ nguyên,” Paul Vogt, một thành viên của ủy ban, giải thích trên báo chí địa phương.
Wilfried Marxer, một nhà khoa học-chính trị và giám đốc Viện Liechtenstein, nói rằng những tiểu bang khác như San Marino đã xoay xở để tồn tại mà không có chế độ quân chủ.
Nhưng tại Liechtenstein, ông nói, chế độ quân chủ là một “truyền thống được bắt rễ rất sâu.”
“Mọi người sợ rằng họ sẽ mất danh tính và chất lượng cuộc sống của mình nếu chế độ quân chủ biến mất,” ông nói.
Trên tất cả, “Thái tử không biểu hiện bất cứ thỏa hiệp nào,” ông cho biết thêm.
Một trở ngại cuối cùng nữa là ngay khi trưng cầu dân ý được thông qua, thái tử sẽ có quyền phủ quyết - mặc dù các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng ông sẽ từ bỏ nhiệm vụ của mình và rời khỏi những hoạt động chính trị./.
Công quốc Liechtenstein được đặt dưới sự cai trị của các hoàng thân trong chế độ quân chủ lập hiến kể từ khi Thánh chế La Mã bị xóa bỏ năm 1806.
Nhưng người lãnh đạo hiện thời, Hoàng tử Alois, đã de dọa gia tộc 900 năm của mình rằng ông sẽ rời bỏ quyền kế vị nếu Liechtenstein vượt qua được một cuộc trưng cầu loại bỏ quyền phủ quyết của hoàng tử, một quyền lực được ghi trong hiến pháp.
“Hoàng tộc không sẵn sàng để thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình trừ phi hoàng tử… có các công cụ cần thiết để xử lý công việc,” Alois nói trong một bài phát biểu trước quốc hội ngày 1/3.
“Nhưng nếu như mọi người không còn cởi mở với điều đó, hoàng tộc sẽ không muốn thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình và… sẽ hoàn toàn rút lui khỏi đời sống chính trị.”
Với khoảng 36.000 cư dân và diện tích 160,5km2, công quốc này nằm kẹp giữa Áo và Thụy Sĩ, được hưởng một trong những mức sống cao nhất thế giới nhờ vào lĩnh vực công nghiệp và tài chính.
Theo ngân hàng thế giới, Liechtenstein lâu này vẫn được coi là "thiên đường ưu đãi thuế" và có thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm khoảng 137.070 USD - mức cao nhất thế giới chỉ sau Monaco.
Theo tạp chí Forbes, cha của Alois, Hans-Adam II, người đã chuyển giao quyền lực cho con trai đầu của mình vào năm 2004, nhưng vẫn đứng đầu nhà nước một cách chính thức, có tài sản trị giá gần 4 tỷ USD.
Tuy nhiên quyền lực của gia đình này - vẫn sống trong lâu đài của tổ tiên được xây dựng cao vượt hẳn lên so với thủ đô Vaduz, đã bị tấn công dưới hình thức một cuộc vận động có tên “Để lời nói của bạn có giá trị” ("Yes, for your voice to count").
Khẩu hiệu đề cập đến những kế hoạch của một ủy ban của công dân để khởi động một cuộc trưng cầu nhằm bãi bỏ quyền phủ quyết của hoàng tử.
Phong trào đầu tiên đã được đưa ra vào năm ngoái, khi Alois, người cha 43 tuổi của 4 đứa con, đã đe dọa sẽ phủ quyết một trưng cầu về hợp phát hóa việc phá thai nếu công dân thông qua nó.
Sau một chiến dịch gay gắt, cuộc trưng cầu đã thất bại. Những người ủng hộ đổ lỗi cho đe dọa phủ quyết của hoàng tử.
“Cuộc trưng cầu đã thất bại,” Sigvard Wohlwend, một người phát ngôn của phong trào, nói với AFP. Ông nói rằng mối đe dọa phủ quyết đã “làm tê liệt” những cơ hội của phong trào trong một chế độ quân chủ, nơi gia đình hoàng gia vẫn được tôn kính.
Wohlwend, người nói rằng chiến dịch hiện tại là sự phát triển từ cuộc trưng cầu về việc phá thai, khẳng định mục tiêu của chiến dịch không phải là đánh đổ nền quân chủ, mà là mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người dân Liechtenstein.
Chiến dịch này phải thu thập 1.500 chữ ký cho đến 10/5 để kêu gọi một cuộc trưng cầu - một điều không dễ dàng tại một đất nước có diện tích nhỏ thứ tư tại châu Âu, sau Vatican, Monaco và San Marino.
“Nó không như là một ngôi làng, và tất cả mọi người đều biết những người khác. Mọi người không muốn bất cứ ai biết họ đang bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý,” Wohlwend nói.
Cuộc vận động đang cố gắng để làm dịu đi những nỗi sợ hãi của người dân.
“Thái tử sẽ giữ lại tất cả các quyền và chế độ quân chủ sẽ được giữ nguyên,” Paul Vogt, một thành viên của ủy ban, giải thích trên báo chí địa phương.
Wilfried Marxer, một nhà khoa học-chính trị và giám đốc Viện Liechtenstein, nói rằng những tiểu bang khác như San Marino đã xoay xở để tồn tại mà không có chế độ quân chủ.
Nhưng tại Liechtenstein, ông nói, chế độ quân chủ là một “truyền thống được bắt rễ rất sâu.”
“Mọi người sợ rằng họ sẽ mất danh tính và chất lượng cuộc sống của mình nếu chế độ quân chủ biến mất,” ông nói.
Trên tất cả, “Thái tử không biểu hiện bất cứ thỏa hiệp nào,” ông cho biết thêm.
Một trở ngại cuối cùng nữa là ngay khi trưng cầu dân ý được thông qua, thái tử sẽ có quyền phủ quyết - mặc dù các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng ông sẽ từ bỏ nhiệm vụ của mình và rời khỏi những hoạt động chính trị./.
S.N. (Vietnam+)