Triển vọng về khả năng tháo gỡ cuộc khủng hoảng chính trị tại Cote d'Ivoire vẫn rất mờ nhạt trong bối cảnh các nỗ lực hòa giải của Liên minh châu Phi (AU) không đạt kết quả.
Trong khi đó, các lực lượng trung thành với ông Gbagbo đã nổ súng vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire (UNOCI).
Trong chuyến thăm Cote d'Ivoire lần thứ hai, đặc phái viên của AU, Thủ tướng Kenya Raila Odinga đã đề nghị hai bên đối thoại nhằm tìm cách giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng tại đất nước này.
Phản ứng với đề nghị trên, người phát ngôn của Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo cho biết, ông Gbagbo chấp nhận một cuộc gặp nhưng điều này còn phụ thuộc vào sự phản hồi từ phía ông Alassane Ouatara.
Mặc dù vậy, triển vọng về đàm phán giữa hai bên trên thực tế vẫn rất mờ nhạt do trước đó ông Gbagbo đã khẳng định sẽ bác bỏ mọi đề nghị từ chức, kể cả khi những đề nghị này kèm theo quyền lưu vong và quyền miễn trừ truy tố. Còn ông Ouatara vẫn nêu điều kiện tiên quyết để đối thoại là ông Gbagbo phải từ chức. Hiện nay, ông Gbagbo vẫn là người kiểm soát Phủ Tổng thống và quân đội.
Thủ tướng Kenya sẽ rút ngắn thời gian ở Cote d'Ivoire sau khi các nỗ lực hòa giải thất bại. Dự kiến, sau chuyến đi Cote d'Ivoire, ông Odinga sẽ đến các nước Ghana, Burkina Faso và Nam Phi để thuyết phục những nước này tán đồng quan điểm của AU về việc ông Gbagbo phải từ chức.
Tình hình an ninh tại Cote d'Ivoire tiếp tục diễn biến biến phức tạp khi sáng 18/1, đụng độ đã nổ ra tại quận Abobo, khu vực đông dân nhất thành phố Abidjan và là nơi đa số dân chúng ủng hộ ông Ouatara. Vụ đụng độ đã làm một người thiệt mạng.
Cùng ngày, Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire cho biết, tình hình rất nghiêm trọng và không có một cơ sở nào cho việc thiết lập đối thoại giữa các bên.
Trước tình hình này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã dự định ngày 19/1 tiến hành bỏ phiếu về việc bổ sung thêm 2.000 quân cho UNOCI. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu này đã bị hoãn do vào phút chót, Nga đưa ra ý kiến phản đối về "một số ngôn từ" trong dự thảo nghị quyết. Chưa rõ cuộc bỏ phiếu này sẽ hoãn đến khi nào./.
Trong khi đó, các lực lượng trung thành với ông Gbagbo đã nổ súng vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire (UNOCI).
Trong chuyến thăm Cote d'Ivoire lần thứ hai, đặc phái viên của AU, Thủ tướng Kenya Raila Odinga đã đề nghị hai bên đối thoại nhằm tìm cách giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng tại đất nước này.
Phản ứng với đề nghị trên, người phát ngôn của Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo cho biết, ông Gbagbo chấp nhận một cuộc gặp nhưng điều này còn phụ thuộc vào sự phản hồi từ phía ông Alassane Ouatara.
Mặc dù vậy, triển vọng về đàm phán giữa hai bên trên thực tế vẫn rất mờ nhạt do trước đó ông Gbagbo đã khẳng định sẽ bác bỏ mọi đề nghị từ chức, kể cả khi những đề nghị này kèm theo quyền lưu vong và quyền miễn trừ truy tố. Còn ông Ouatara vẫn nêu điều kiện tiên quyết để đối thoại là ông Gbagbo phải từ chức. Hiện nay, ông Gbagbo vẫn là người kiểm soát Phủ Tổng thống và quân đội.
Thủ tướng Kenya sẽ rút ngắn thời gian ở Cote d'Ivoire sau khi các nỗ lực hòa giải thất bại. Dự kiến, sau chuyến đi Cote d'Ivoire, ông Odinga sẽ đến các nước Ghana, Burkina Faso và Nam Phi để thuyết phục những nước này tán đồng quan điểm của AU về việc ông Gbagbo phải từ chức.
Tình hình an ninh tại Cote d'Ivoire tiếp tục diễn biến biến phức tạp khi sáng 18/1, đụng độ đã nổ ra tại quận Abobo, khu vực đông dân nhất thành phố Abidjan và là nơi đa số dân chúng ủng hộ ông Ouatara. Vụ đụng độ đã làm một người thiệt mạng.
Cùng ngày, Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire cho biết, tình hình rất nghiêm trọng và không có một cơ sở nào cho việc thiết lập đối thoại giữa các bên.
Trước tình hình này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã dự định ngày 19/1 tiến hành bỏ phiếu về việc bổ sung thêm 2.000 quân cho UNOCI. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu này đã bị hoãn do vào phút chót, Nga đưa ra ý kiến phản đối về "một số ngôn từ" trong dự thảo nghị quyết. Chưa rõ cuộc bỏ phiếu này sẽ hoãn đến khi nào./.
(TTXVN/Vietnam+)