Khủng hoảng tài chính tác động mạnh đến châu Á

Standard and Poor's (S&P) cảnh báo châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nếu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần thứ hai.
Hãng xếp hạng tín dụng Standard and Poor's (S&P) cảnh báo, khu vực châu Ásẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nếu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lầnthứ hai, nhất là các nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu hoặccác quốc gia vẫn đang "sửa chữa" ngân sách sau cuộc khủng hoảng năm 2008-2009.

S&P không dự báo sự trở lại của một "cơn bão" khủng hoảng tài chính toàn cầu,từng đẩy các thị trường và nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái như ba nămtrước, song cảnh báo nếu trường hợp xấu nhất đó xảy ra thì khu vực châu Á sẽphải chịu những hậu quả sâu sắc và kéo dài hơn nhiều so với cuộc khủng hoảngtrước.

S&P cũng cho rằng việc quyết định lịch sử của hãng khi hạ mức xếp hạngtín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ sẽ không ảnh hưởng tức thì tới chính phủ cácnước đi vay nợ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

S&P lưu ý nhu cầu tiêu thụnội địa ổn định, lĩnh vực doanh nghiệp và hộ gia đình khá vững mạnh, nguồn thanhkhoản bên ngoài dồi dào và tỷ lệ tiết kiệm cao của châu Á-Thái Bình Dương lànhững điểm mạnh của khu vực này, mặc dù nhiều nền kinh tế vẫn phụ thuộc đáng kểvào xuất khẩu sang phương Tây.

Trong bối cảnh các thị trường toàn cầu tồn tại sựràng buộc chặt chẽ, thì sự sụt giảm bất ngờ tại các thị trường phát triển có thểkéo theo những hệ quả xấu đối với các thị trường đang phát triển, như bài học màcác quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu phải trải qua trong cuộc khủng hoảng tàichính năm 2008-2009.

Cơ quan xếp hạng tín dụng này xếp Pakistan, Sri Lanka, Fiji, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Indonesia vào nhóm những nền kinh tếđặc biệt dễ bị tổn thương trước các biến động thị trường tài chính bên ngoài,đồng thời xếp một vài quốc gia khác như New Zealand vào nhóm các chính phủ đangphải "sửa chữa" nền tảng tài chính công./.

Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục