Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cảnh báo khủng hoảng nợ đang tấncông trung tâm Khu vực đồng euro (Eurozone) sau khi các thị trường chứng khoánthế giới không có được sự khởi sắc, cho dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đãquyết định nối lại việc mua trái phiếu chính phủ của các nước thành viên khuvực.
Theo ông Barroso, Liên minh châu Âu (EU) không còn đủ sức khống chế khủng hoảngnợ công chỉ diễn ra trong phạm vi Khu vực đồng euro, trong khi thị trường hoàinghi khả năng khu vực này có thể phản ứng có hệ thống với vấn đề nợ công.
Ông hối thúc lãnh đạo EU khẩn trương xem xét lại các quỹ cứu trợ của mình.
Ra đời cách đây 18 tháng sau khi khủng hoảng nợ công bùng nổ ở Hy Lạp, các quỹnày cách đây 2 tuần đã được "dốc sạch" cho gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạpvà để ngăn chặn khủng hoảng nợ công lan rộng trong khu vực.
Bất chấp "chiếc phao cứu sinh" mới mà ECB vừa tung ra, cổ phiếu châu Âu và Mỹvẫn giảm hơn 3,0%. Lãi suất trái phiếu chính phủ của Italy và Tây Ban Nha, hainước đang đứng trước bờ vực vỡ nợ công, lúc đầu giảm, sau lại tăng vọt lên mứcnguy hiểm.
Thị trường cổ phiếu Milan đóng cửa với mức tăng 5,16% và thị trường Madrid tăng3,89%. Mức chênh giữa lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy và Đức giãnrộng tới mức lớn nhất kể từ khi đồng euro được lưu hành trên thị trường năm1999. Mức chênh này đối với lãi suất cùng kỳ của Tây Ban Nha cũng lên tới 400điểm cơ bản so với 386 điểm ngày hôm trước.
Bộ Tài chính Tây Ban Nha thậm chí thông báo không tiến hành đợt phát hành tráiphiếu mới, dự kiến vào ngày 18/8, do lãi suất quá cao.
Lý giải phản ứng tiêu cực của thị trường chứng khoán, các nhà phân tích cho rằngquyết định trên của ECB là cần thiết nhằm tránh để xảy ra cuộc khủng hoảng ngânhàng lớn nhất kể từ năm 1931. Tuy nhiên, thông điệp của ECB còn "mơ hồ," khôngkhẳng định liệu ngân hàng này có mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha haykhông./.
Theo ông Barroso, Liên minh châu Âu (EU) không còn đủ sức khống chế khủng hoảngnợ công chỉ diễn ra trong phạm vi Khu vực đồng euro, trong khi thị trường hoàinghi khả năng khu vực này có thể phản ứng có hệ thống với vấn đề nợ công.
Ông hối thúc lãnh đạo EU khẩn trương xem xét lại các quỹ cứu trợ của mình.
Ra đời cách đây 18 tháng sau khi khủng hoảng nợ công bùng nổ ở Hy Lạp, các quỹnày cách đây 2 tuần đã được "dốc sạch" cho gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạpvà để ngăn chặn khủng hoảng nợ công lan rộng trong khu vực.
Bất chấp "chiếc phao cứu sinh" mới mà ECB vừa tung ra, cổ phiếu châu Âu và Mỹvẫn giảm hơn 3,0%. Lãi suất trái phiếu chính phủ của Italy và Tây Ban Nha, hainước đang đứng trước bờ vực vỡ nợ công, lúc đầu giảm, sau lại tăng vọt lên mứcnguy hiểm.
Thị trường cổ phiếu Milan đóng cửa với mức tăng 5,16% và thị trường Madrid tăng3,89%. Mức chênh giữa lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy và Đức giãnrộng tới mức lớn nhất kể từ khi đồng euro được lưu hành trên thị trường năm1999. Mức chênh này đối với lãi suất cùng kỳ của Tây Ban Nha cũng lên tới 400điểm cơ bản so với 386 điểm ngày hôm trước.
Bộ Tài chính Tây Ban Nha thậm chí thông báo không tiến hành đợt phát hành tráiphiếu mới, dự kiến vào ngày 18/8, do lãi suất quá cao.
Lý giải phản ứng tiêu cực của thị trường chứng khoán, các nhà phân tích cho rằngquyết định trên của ECB là cần thiết nhằm tránh để xảy ra cuộc khủng hoảng ngânhàng lớn nhất kể từ năm 1931. Tuy nhiên, thông điệp của ECB còn "mơ hồ," khôngkhẳng định liệu ngân hàng này có mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha haykhông./.
(TTXVN/Vietnam+)