Cuộc khủng hoảng nợ công đang là thách thức nghiêm trọng đối với mô hình xã hội châu Âu, khi những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không được lòng dân khiến cho căng thẳng xã hội tăng lên ở mức đáng lo ngại và đang có chiều hướng ngày càng trầm trọng.
Đây là nội dung chính trong báo cáo về quan hệ lao động năm 2012 của Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 11/4.
Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách việc làm và các vấn đề xã hội, ông Laszlo Andor cho rằng bức tranh về mối quan hệ lao động ở châu Âu vào thời điểm hiện nay thật sự đáng lo ngại.
Theo ông Andor, để các chính sách kinh tế khắc khổ không được lòng dân và những cuộc cải cách kinh tế đau đớn nhằm ổn định tài chính công có thể thực hiện thành công, chính phủ các nước cần tiến hành đối thoại với người lao động. Tuy nhiên, cuộc đối thoại xã hội này đang phải hứng chịu áp lực nặng nề trong bối cảnh nhu cầu kinh tế vĩ mô bị đình trệ, các chính phủ phải tăng thuế và cắt giảm mạnh chi tiêu.
Ông Andor nhấn mạnh rằng các nước châu Âu cần tăng cường vai trò đối tác xã hội ở tất cả các cấp nếu lục địa này muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay và duy trì được các lợi ích của mô hình xã hội châu Âu, vốn được coi là khác biệt với mô hình chủ nghĩa tư bản thị trường tự do kiểu Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đã bước sang năm thứ ba liên tiếp và nền kinh tế "lục địa già" vẫn hết sức khó khăn, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng các nước châu Âu, thay vì áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ, cần đầu tư cho tăng trưởng và tạo việc làm để giảm căng thẳng xã hội.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU, bất chấp làn sóng biểu tình phản đối diễn ra tại nhiều nơi, thậm chí có cả bạo lực, vẫn trung thành với chính sách "thắt lưng buộc bụng"./.
Đây là nội dung chính trong báo cáo về quan hệ lao động năm 2012 của Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 11/4.
Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách việc làm và các vấn đề xã hội, ông Laszlo Andor cho rằng bức tranh về mối quan hệ lao động ở châu Âu vào thời điểm hiện nay thật sự đáng lo ngại.
Theo ông Andor, để các chính sách kinh tế khắc khổ không được lòng dân và những cuộc cải cách kinh tế đau đớn nhằm ổn định tài chính công có thể thực hiện thành công, chính phủ các nước cần tiến hành đối thoại với người lao động. Tuy nhiên, cuộc đối thoại xã hội này đang phải hứng chịu áp lực nặng nề trong bối cảnh nhu cầu kinh tế vĩ mô bị đình trệ, các chính phủ phải tăng thuế và cắt giảm mạnh chi tiêu.
Ông Andor nhấn mạnh rằng các nước châu Âu cần tăng cường vai trò đối tác xã hội ở tất cả các cấp nếu lục địa này muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay và duy trì được các lợi ích của mô hình xã hội châu Âu, vốn được coi là khác biệt với mô hình chủ nghĩa tư bản thị trường tự do kiểu Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đã bước sang năm thứ ba liên tiếp và nền kinh tế "lục địa già" vẫn hết sức khó khăn, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng các nước châu Âu, thay vì áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ, cần đầu tư cho tăng trưởng và tạo việc làm để giảm căng thẳng xã hội.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU, bất chấp làn sóng biểu tình phản đối diễn ra tại nhiều nơi, thậm chí có cả bạo lực, vẫn trung thành với chính sách "thắt lưng buộc bụng"./.
(TTXVN)