Sức ép trên thị trường gia tăng đã đẩy chi phí vay mượn của Tây Ban Nha và Italy lên các mức rất cao trong ngày 16/4, báo hiệu cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro (Eurozone) bước sang một giai đoạn mới, khi các vấn đề ngân sách của Tây Ban Nha đe dọa sẽ cuốn cả các nền kinh tế ở Nam Âu vào vòng xoáy.
Lần đầu tiên kể từ đầu tháng 12/2011, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vọt lên trên 6,1%, gần đến mức gây ra tình trạng hoảng loạn trên thị trường khi Italy rơi vào tình thế tương tự vào cuối năm ngoái.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Italy ở mức gần 5,6%, so với mức lãi suất trái phiếu Bund có độ an toàn cao của Đức chỉ là trên 1,6%, mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giới phân tích cho rằng đó là những dấu hiệu cho thấy khủng hoảng nợ đã quay lại sau vài tháng tạm lắng.
Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư ở Eurozone, hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ, khi lo ngại gia tăng về một số ngân hàng và tác động của các chính sách khắc khổ đối với nền kinh tế. Giới phân tích nhận định nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không tiếp tục chương trình mua trái phiếu, chi phí vay mượn của Tây Ban Nha sẽ nhanh chóng tăng lên các mức "không thể chịu đựng."
Khi tác dụng về mặt tâm lý của dòng vốn lãi suất thấp mà gần đây ECB bơm vào hệ thống ngân hàng khu vực dần mất đi và sự ổn định tài chính công của Tây Ban Nha bị nghi ngờ, vấn đề của Eurozone lại được đưa vào chương trình nghị sự tại các hội nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ diễn ra trong tuần này.
Kinh tế Tây Ban Nha đã rơi vào suy thoái lần thứ hai kể từ năm 2009 trong quý I/2012, khi có thể cũng sẽ giảm 0,3% như trong quý IV/2011. Kinh tế Tây Ban Nha rơi vào tình trạng suy giảm hoặc trì trệ kể từ khi bong bóng trên thị trường bất động sản vỡ vào năm 2008.
Khi giá nhà vẫn đang giảm, sự tồn tại của một số ngân hàng và khả năng của Chính phủ Tây Ban Nha trong việc kiểm soát tình hình tài chính đang bị hoài nghi. Các thị trường tài chính đang ngày càng lo ngại suy thoái kinh tế sẽ khiến Tây Ban Nha không đạt mục tiêu về thâm hụt ngân sách và sẽ phải kêu gọi sự cứu trợ của quốc tế.
Trong nỗ lực nhằm xoa dịu thị trường, Chính phủ Tây Ban Nha dự định sẽ đặt ra những hạn chế về ngân sách đối với 17 chính quyền khu vực vốn chiếm khoảng một nửa chi tiêu công. Các chính quyền khu vực được hy vọng sẽ hạ mức thâm hụt từ 2,9% GDP xuống 1,5% GDP vào cuối năm nay.
Trong hai tuần đầu tiên của tháng 5, các chính quyền khu vực sẽ phải trình chính phủ kế hoạch tiết kiệm 15 tỷ euro (19,6 tỷ USD) và chính phủ sẽ có biện pháp xử lý đối với những kế hoạch không đáp ứng yêu cầu.
Trong khi đó, tình hình kinh tế Italy cũng không sáng sủa hơn, khi có thể giảm 0,4% trong năm nay. Tuy nhiên, Italy nhận được sự khích lệ khi cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch ngày 16/4 đánh giá các kế hoạch tài chính của nước này là đáng tin cậy ngay cả khi khả năng thực hiện cam kết về việc cân đối ngân sách vào năm 2013 đang giảm dần.
Mặc dù Italy dự định sẽ hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay, song các quan chức khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng tới cam kết về ngân sách.
Lần đầu tiên kể từ đầu tháng 12/2011, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vọt lên trên 6,1%, gần đến mức gây ra tình trạng hoảng loạn trên thị trường khi Italy rơi vào tình thế tương tự vào cuối năm ngoái.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Italy ở mức gần 5,6%, so với mức lãi suất trái phiếu Bund có độ an toàn cao của Đức chỉ là trên 1,6%, mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giới phân tích cho rằng đó là những dấu hiệu cho thấy khủng hoảng nợ đã quay lại sau vài tháng tạm lắng.
Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư ở Eurozone, hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ, khi lo ngại gia tăng về một số ngân hàng và tác động của các chính sách khắc khổ đối với nền kinh tế. Giới phân tích nhận định nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không tiếp tục chương trình mua trái phiếu, chi phí vay mượn của Tây Ban Nha sẽ nhanh chóng tăng lên các mức "không thể chịu đựng."
Khi tác dụng về mặt tâm lý của dòng vốn lãi suất thấp mà gần đây ECB bơm vào hệ thống ngân hàng khu vực dần mất đi và sự ổn định tài chính công của Tây Ban Nha bị nghi ngờ, vấn đề của Eurozone lại được đưa vào chương trình nghị sự tại các hội nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ diễn ra trong tuần này.
Kinh tế Tây Ban Nha đã rơi vào suy thoái lần thứ hai kể từ năm 2009 trong quý I/2012, khi có thể cũng sẽ giảm 0,3% như trong quý IV/2011. Kinh tế Tây Ban Nha rơi vào tình trạng suy giảm hoặc trì trệ kể từ khi bong bóng trên thị trường bất động sản vỡ vào năm 2008.
Khi giá nhà vẫn đang giảm, sự tồn tại của một số ngân hàng và khả năng của Chính phủ Tây Ban Nha trong việc kiểm soát tình hình tài chính đang bị hoài nghi. Các thị trường tài chính đang ngày càng lo ngại suy thoái kinh tế sẽ khiến Tây Ban Nha không đạt mục tiêu về thâm hụt ngân sách và sẽ phải kêu gọi sự cứu trợ của quốc tế.
Trong nỗ lực nhằm xoa dịu thị trường, Chính phủ Tây Ban Nha dự định sẽ đặt ra những hạn chế về ngân sách đối với 17 chính quyền khu vực vốn chiếm khoảng một nửa chi tiêu công. Các chính quyền khu vực được hy vọng sẽ hạ mức thâm hụt từ 2,9% GDP xuống 1,5% GDP vào cuối năm nay.
Trong hai tuần đầu tiên của tháng 5, các chính quyền khu vực sẽ phải trình chính phủ kế hoạch tiết kiệm 15 tỷ euro (19,6 tỷ USD) và chính phủ sẽ có biện pháp xử lý đối với những kế hoạch không đáp ứng yêu cầu.
Trong khi đó, tình hình kinh tế Italy cũng không sáng sủa hơn, khi có thể giảm 0,4% trong năm nay. Tuy nhiên, Italy nhận được sự khích lệ khi cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch ngày 16/4 đánh giá các kế hoạch tài chính của nước này là đáng tin cậy ngay cả khi khả năng thực hiện cam kết về việc cân đối ngân sách vào năm 2013 đang giảm dần.
Mặc dù Italy dự định sẽ hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay, song các quan chức khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng tới cam kết về ngân sách.
Lê Minh (TTXVN)