Khủng hoảng đã lộ diện

Khủng hoảng lương thực 2011 đã bắt đầu lộ diện

Theo báo cáo của Viện Chính sách Trái Đất, hiện tượng thiếu hụt lương thực vốn được cảnh báo từ lâu, bắt đầu rõ nét từ đầu năm 2011.
Báo cáo mới nhất của Viện Chính sách Trái Đất - một tổ chức phi lợi nhuận ở thủđô Washington, cho biết hiện tượng thiếu hụt lương thực vốn được cảnh báo từlâu, đã bắt đầu rõ nét từ đầu năm 2011.

Từ đầu năm 2011, giá lúa mì tăng cao chưa từng thấy tại Anh, những vụ cướp bócthực phẩm lan rộng tại Algeria, Nga phải nhập khẩu ngũ cốc nuôi gia súc vì thiếucỏ dự trữ cho chăn nuôi, Ấn Độ vất vả đương đầu với giá tiêu dùng tăng 18% gâytình trạng bất ổn, Trung Quốc mua lúa mỳ và ngô với số lượng lớn từ bên ngoài dothị trường nội địa khan hiếm, Mexico nhập khẩu nhiều ngô để tránh tình trạngthiếu hụt như mấy năm trước, Arập Xêút chuẩn bị mua 2 triệu tấn lúa mỳ trong vàituần lễ.

Trong khi đó, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo giá nông sản,lương thực và nhu yếu phẩm tăng cao chưa từng thấy kể từ năm 1990 và chưa có dấuhiệu đảo ngược. Chỉ riêng trong tháng 1/2011, giá lương thực tăng 3,4% so vớitháng 12/2010. Từ tháng 5/2010 đến nay, giá lúa mỳ, ca cao tăng 6%. Riêng giá càphê tăng 30% trong cùng thời kỳ.

FAO cho biết chỉ số giá cả của 55 mặt hàng nhu yếu phẩm được coi là “tất yếu”bao gồm thịt, ngũ cốc, đường, sữa… trong tháng 1/2011 đã lên tới gần 231 điểm,tăng so với 224 điểm của hồi tháng 6/2008 - thời điểm được coi là “nóng” nhấtcủa cuộc khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008.

Matthew Roney, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Chính sách Trái đất cho rằng cónhiều yếu tố dẫn đến khủng hoảng lương thực như số người tăng gia canh tác giảm,mức cầu tăng mà nguồn cung không đủ đáp ứng, một số quốc gia tiên tiến như Mỹ -nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, đã dành ra 30% sản lượng ngô để sảnxuất ethanol dùng chạy xe thay vì để ăn.

Đó là chưa kể đến một số nguyên nhânđược nói đến từ lâu là hiện tượng biến đổi khí hậu do thiên nhiên và do conngười, tác động đến sản lượng và gây khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nguồn nướcbên dưới tầng địa chất bị cạn kiệt vì nhiều khu rừng biến mất do nạn phá rừngbừa bãi, đất canh tác không đủ màu mỡ để trồng trọt.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu vì Trái Đất ấm dần, băng tan làm nước biển dâng tràngây hiện tượng nhiễm mặn đất trồng lúa tại châu Á mà Đồng bằng sông Cửu Long củaViệt Nam là một thí dụ điển hình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cuối thiên niên kỷ này nhiều vùng đất trên các châulục sẽ chìm ngập dưới hai mét nước biển, khu vực châu thổ sông Mekong, trong đócó Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị bao phủ bởi hơn một mét nước mặn, sảnlượng gạo sẽ giảm hẳn một nửa hoặc hơn.

Viện Chính sách Trái Đất đã đề xuất những biện pháp giải quyết tình trạng trên,mà điều kiện tiên quyết là hạ giá lương thực. Biện pháp đầu tiên và cấp báchnhất là giảm việc sử dụng ngô để chế biến ethanol bởi việc này không lợi về mặtkinh tế cũng như an toàn thực phẩm. Biện pháp thứ hai là bảo vệ nguồn nước vàdiện tích canh tác khi gần nửa dân số trên Trái Đất bị đe dọa bởi nạn thiếu nướcvà hạn hán. Biện pháp thứ ba là giảm bớt tiến trình đô thị hóa.

Ông Roney nêu thí dụ như ở Trung Quốc, càng nhiều đô thị mọc lên thì càng cónhiều đất canh tác ở nước này bị ngốn vào những dự án đường sá, bãi đậu xe vànhững trung tâm thương mại đồ sộ. Đây là những việc con người có thể làm được đểtránh một cuộc khủng hoảng lương thực.

Chuyên gia Roney nhấn mạnh việc bảo vệ nguồn lương thực và an toàn thực phẩmphải là bổn phận và trách nhiệm toàn cầu, nghĩa là từng quốc gia, từng chính phủđồng lòng hợp tác với nhau.

Ngoài ra, nỗ lực phòng chống khủng hoảng lương thực còn đòi hỏi hành động thựctiễn và sự hỗ trợ lẫn nhau trong từng cơ quan, từng ngành bộ của mỗi một chínhphủ, cùng với ý thức và cảnh giác của từng cá nhân trong xã hội.

Theo Viện Chính sách Trái Đất, tình trạng bất ổn trên thế giới liên quan đến giálương thực tăng chỉ là bước khởi đầu. Sẽ đến lúc các quốc gia không đối đầu vớinhau bằng vũ khí nữa mà đối đầu với nhau vì thiếu nước uống, thiếu lương thực,giá nhu yếu phẩm tăng vọt kéo theo hỗn loạn và bất ổn chính trị. Đó là tương laicủa nhân loại nếu không có biện pháp khắc phục đúng lúc và kịp thời./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục