Phí tổn vay mượn của Hy Lạp lại lên mức cao mới trong khi sức ép đối với các nước yếu kém về tài chính khác trong Khu vực đồng euro tiếp tục gia tăng.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Đức lần đầu tiên thừa nhận Hy Lạp có thể phải cơ cấu lại nợ.
Ngay sau khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble đưa ra những lời nhận xét này trên báo Tấm gương ra ngày 14/4, lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn hai năm của Hy Lạp tăng vọt lên hơn 18,4%, lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm lên 13,4%. Phí tổn hoán đổi nợ thời hạn 5 năm tăng 23 điểm, lên mức cao kỷ lục 1.070 điểm cơ bản.
Đồng euro ngay lập tức cũng sụt giá sau mấy tháng phục hồi vất vả so với đồng USD.
Trong bối cảnh nợ công của Hy Lạp được dự báo lên đến 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2013, thời điểm hết hiệu lực áp dụng gói cứu trợ 110 tỷ euro mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đồng ý cấp cho Athens, đa số các nhà phân tích dự báo Hy Lạp có thể dùng giải pháp hạn chế hoặc hoãn thanh toán nợ trái phiếu để giảm áp lực tài chính.
Theo một cuộc thăm dò dư luận do hãng tin Reuters công bố ngày 15/4, các nhà phân tích nhận định khả năng Hy Lạp cơ cấu lại nợ trong vài năm tới là 60% (trong khi dự báo cho Ireland là 40% và Bồ Đào Nha là 30%).
Nhà kinh tế Giada Giani tại Citibank cho rằng do kinh tế suy yếu và không cải thiện thu nhập từ thuế, cơ cấu lại một phần nợ có thể là lối thoát duy nhất cho Hy Lạp.
Trong khi đó, những nghi ngờ rằng Athens không đáp ứng kịp thời các mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách để tiếp tục vay mượn vốn trên thị trường trong năm tới lại thổi bùng mối quan ngại rằng khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro đang bước sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, số người phản đối khả năng Hy Lạp cơ cấu lại nợ khá cao, đặc biệt tại Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB). Các thống đốc ngân hàng trung ương và quan chức EU cảnh báo cơ cấu lại nợ sẽ dẫn đến thảm họa kinh tế đối với Hy Lạp.
Nắm giữ 40-50 tỷ euro trong "núi nợ" của Hy Lạp, ECB cho rằng việc Athens cơ cấu lại nợ sẽ gây thiệt hại cho các ngân hàng Khu vực đồng tiền chung châu Âu và làm bùng phát một đợt lây nhiễm mới liên quan bệnh nợ công trong toàn khu vực.
Thành viên Ban giám đốc ECB Lorenzo Bini nhận định sự sụp đổ của nền kinh tế Hy Lạp sẽ tàn phá sự liên kết xã hội và nền dân chủ ở quốc gia này.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hà Lan Nout Wellink và Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của EU Olli Rehn chia sẻ quan điểm tình trạng vỡ nợ ở Hy Lạp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với toàn bộ hệ thống tài chính Khu vực đồng euro.
Phó Giám đốc quản lý IMF John Lipsky hạ thấp nguy cơ vỡ nợ ở Hy Lạp, nhưng thừa nhận một sự "điều chỉnh giữa chừng là cần thiết."
Trái với các nền kinh tế ở Nam Âu, đầu tàu kinh tế trong Khu vực đồng euro là Đức cùng ngày đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của nước này lên 2,6% trong năm nay, so với mức 2,3% được dự báo trước đó./.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Đức lần đầu tiên thừa nhận Hy Lạp có thể phải cơ cấu lại nợ.
Ngay sau khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble đưa ra những lời nhận xét này trên báo Tấm gương ra ngày 14/4, lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn hai năm của Hy Lạp tăng vọt lên hơn 18,4%, lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm lên 13,4%. Phí tổn hoán đổi nợ thời hạn 5 năm tăng 23 điểm, lên mức cao kỷ lục 1.070 điểm cơ bản.
Đồng euro ngay lập tức cũng sụt giá sau mấy tháng phục hồi vất vả so với đồng USD.
Trong bối cảnh nợ công của Hy Lạp được dự báo lên đến 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2013, thời điểm hết hiệu lực áp dụng gói cứu trợ 110 tỷ euro mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đồng ý cấp cho Athens, đa số các nhà phân tích dự báo Hy Lạp có thể dùng giải pháp hạn chế hoặc hoãn thanh toán nợ trái phiếu để giảm áp lực tài chính.
Theo một cuộc thăm dò dư luận do hãng tin Reuters công bố ngày 15/4, các nhà phân tích nhận định khả năng Hy Lạp cơ cấu lại nợ trong vài năm tới là 60% (trong khi dự báo cho Ireland là 40% và Bồ Đào Nha là 30%).
Nhà kinh tế Giada Giani tại Citibank cho rằng do kinh tế suy yếu và không cải thiện thu nhập từ thuế, cơ cấu lại một phần nợ có thể là lối thoát duy nhất cho Hy Lạp.
Trong khi đó, những nghi ngờ rằng Athens không đáp ứng kịp thời các mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách để tiếp tục vay mượn vốn trên thị trường trong năm tới lại thổi bùng mối quan ngại rằng khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro đang bước sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, số người phản đối khả năng Hy Lạp cơ cấu lại nợ khá cao, đặc biệt tại Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB). Các thống đốc ngân hàng trung ương và quan chức EU cảnh báo cơ cấu lại nợ sẽ dẫn đến thảm họa kinh tế đối với Hy Lạp.
Nắm giữ 40-50 tỷ euro trong "núi nợ" của Hy Lạp, ECB cho rằng việc Athens cơ cấu lại nợ sẽ gây thiệt hại cho các ngân hàng Khu vực đồng tiền chung châu Âu và làm bùng phát một đợt lây nhiễm mới liên quan bệnh nợ công trong toàn khu vực.
Thành viên Ban giám đốc ECB Lorenzo Bini nhận định sự sụp đổ của nền kinh tế Hy Lạp sẽ tàn phá sự liên kết xã hội và nền dân chủ ở quốc gia này.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hà Lan Nout Wellink và Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của EU Olli Rehn chia sẻ quan điểm tình trạng vỡ nợ ở Hy Lạp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với toàn bộ hệ thống tài chính Khu vực đồng euro.
Phó Giám đốc quản lý IMF John Lipsky hạ thấp nguy cơ vỡ nợ ở Hy Lạp, nhưng thừa nhận một sự "điều chỉnh giữa chừng là cần thiết."
Trái với các nền kinh tế ở Nam Âu, đầu tàu kinh tế trong Khu vực đồng euro là Đức cùng ngày đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của nước này lên 2,6% trong năm nay, so với mức 2,3% được dự báo trước đó./.
(TTXVN/Vietnam+)