Sáng 27/6, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả chính thức Tổng điều tra cơ sở hành chính sự nghiệp năm 2012.
Theo kết quả được công bố, tính đến thời điểm 1/7/2012, cả nước có gần 5,2 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp thu hút 22,8 triệu lao động. So với năm 2007, số đơn vị tăng 27,4% tương đương 1,11 triệu đơn vị; lao động tăng 38,5%, tương đương 6,3 triệu người.
Doanh nghiệp là loại hình dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động với 342.000 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2006, trong đó có 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động; thu hút 11 triệu lao động, tăng 65% so với năm 2007.
Loại hình kinh tế hợp tác xã hiện chỉ còn 13.600 hợp tác xã, tương đương với số lượng hợp tác xã của năm 2007 nhưng số lượng lao động giảm 11,8%. Tại thời điểm 1/7/2012, cả nước có 4,6 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông lâm nghiệp và thủy sản với 7,9 triệu lao động, tăng 23,4% về số lượng và 20,5% về lao động so với năm 2007.
Kết quả Tổng điều tra cũng cho thấy, số lượng các đơn vị hoạt động trong các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 78,7%, số lao động chiếm 56%. Bình quân hàng năm thời kỳ 2007-2012, số lượng và lao động của các đơn vị khu vực dịch vụ tăng 5,4 và 6,9%, cao hơn mức tăng chung. Đặc biệt, trình độ chuyên môn được đào tạo của lao động trong các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp được nâng lên rõ rệt; trong đó, tỷ lệ lao động có trình độ đại học đã tăng từ 11,1% (năm 2007) lên 17,9% (năm 2012), trên đại học tăng từ 0,57% lên 4,1%; tỷ trọng lao động có trình độ đại học trở lên trong khối dịch vụ cao hơn khối sản xuất.
Điểm đáng chú ý khác là trong khi ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành cần đội ngũ lao động có trình độ đào tạo cao thì chỉ có 9,7% số lao động có trình độ từ đại học trở lên và có tới 72,2% số lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không được cấp chứng chỉ.
Tại thời điểm tổng điều tra, cả nước có gần 36.000 cơ sở thuộc các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, tăng 27,4% với 130.000 chức sắc, lao động làm việc thường xuyên tại các cơ sở, tăng 5,7% so với năm 2007. Số liệu này cho thấy chính sách tạo điều kiện phát triển cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của Đảng, Nhà nước.
Đưa ra các khuyến nghị trước kết quả Tổng Điều tra lần này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Trần Thị Hằng nhấn mạnh: Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, Đảng Nhà nước cần có cái nhìn tổng thể trên mọi lĩnh vực và các vùng miền khác nhau nhằm huy động được hết tiềm năng của từng ngành, vùng miền; từ đó có chính sách phù hợp thúc đẩy các ngành kinh tế chủ lực có sức lan tỏa phát triển đến các ngành khác cũng như xây dựng được các vùng kinh tế trọng điểm để thúc đẩy các vùng khác phát triển hài hòa, cân đối, tránh lãng phí đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp.
Bên cạnh việc khuyến khích thúc đẩy khu vực sản xuất kinh doanh tạo cơ sở vật chất nguồn lực cho phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, khu vực hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội…cần sắp xếp hợp lý, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, giảm chi phí để hiệu suất công việc cao hơn.
Đặc biệt, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng trình độ cho người lao động ở tất cả các cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo được đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực có trình độ chuyên môn và kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước như mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020./.
Theo kết quả được công bố, tính đến thời điểm 1/7/2012, cả nước có gần 5,2 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp thu hút 22,8 triệu lao động. So với năm 2007, số đơn vị tăng 27,4% tương đương 1,11 triệu đơn vị; lao động tăng 38,5%, tương đương 6,3 triệu người.
Doanh nghiệp là loại hình dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động với 342.000 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2006, trong đó có 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động; thu hút 11 triệu lao động, tăng 65% so với năm 2007.
Loại hình kinh tế hợp tác xã hiện chỉ còn 13.600 hợp tác xã, tương đương với số lượng hợp tác xã của năm 2007 nhưng số lượng lao động giảm 11,8%. Tại thời điểm 1/7/2012, cả nước có 4,6 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông lâm nghiệp và thủy sản với 7,9 triệu lao động, tăng 23,4% về số lượng và 20,5% về lao động so với năm 2007.
Kết quả Tổng điều tra cũng cho thấy, số lượng các đơn vị hoạt động trong các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 78,7%, số lao động chiếm 56%. Bình quân hàng năm thời kỳ 2007-2012, số lượng và lao động của các đơn vị khu vực dịch vụ tăng 5,4 và 6,9%, cao hơn mức tăng chung. Đặc biệt, trình độ chuyên môn được đào tạo của lao động trong các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp được nâng lên rõ rệt; trong đó, tỷ lệ lao động có trình độ đại học đã tăng từ 11,1% (năm 2007) lên 17,9% (năm 2012), trên đại học tăng từ 0,57% lên 4,1%; tỷ trọng lao động có trình độ đại học trở lên trong khối dịch vụ cao hơn khối sản xuất.
Điểm đáng chú ý khác là trong khi ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành cần đội ngũ lao động có trình độ đào tạo cao thì chỉ có 9,7% số lao động có trình độ từ đại học trở lên và có tới 72,2% số lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không được cấp chứng chỉ.
Tại thời điểm tổng điều tra, cả nước có gần 36.000 cơ sở thuộc các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, tăng 27,4% với 130.000 chức sắc, lao động làm việc thường xuyên tại các cơ sở, tăng 5,7% so với năm 2007. Số liệu này cho thấy chính sách tạo điều kiện phát triển cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của Đảng, Nhà nước.
Đưa ra các khuyến nghị trước kết quả Tổng Điều tra lần này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Trần Thị Hằng nhấn mạnh: Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, Đảng Nhà nước cần có cái nhìn tổng thể trên mọi lĩnh vực và các vùng miền khác nhau nhằm huy động được hết tiềm năng của từng ngành, vùng miền; từ đó có chính sách phù hợp thúc đẩy các ngành kinh tế chủ lực có sức lan tỏa phát triển đến các ngành khác cũng như xây dựng được các vùng kinh tế trọng điểm để thúc đẩy các vùng khác phát triển hài hòa, cân đối, tránh lãng phí đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp.
Bên cạnh việc khuyến khích thúc đẩy khu vực sản xuất kinh doanh tạo cơ sở vật chất nguồn lực cho phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, khu vực hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội…cần sắp xếp hợp lý, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, giảm chi phí để hiệu suất công việc cao hơn.
Đặc biệt, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng trình độ cho người lao động ở tất cả các cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo được đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực có trình độ chuyên môn và kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước như mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)