Kết thúc Hội nghị thường niên năm 2012 của Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) ở thủ đô Bangkok, Thái Lan ngày 23/5 , lãnh đạo các nước trong khu vực đã xác định các ưu tiên trong chương trình nghị sự nhằm đưa khu vực này trở thành khu vực thịnh vượng hơn và bền vững hơn.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, kiêm Thư ký chấp hành UNESCAP, Tiến sĩ Noeleen Heyzer, nêu rõ mặc dù châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành động lực cho nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển suy thoái, song sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội ở các nền kinh tế khu vực này đang tăng lên một cách đáng lo ngại.
Theo Tiến sỹ Heyzer, tăng trưởng không tạo ra nhiều việc làm, lực lượng lao động trong khu vực kinh tế không chính thức lớn một cách bất hợp lý và phúc lợi xã hội không đầy đủ, đã làm nhiều bộ phận trong dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, lao động di cư, người già và người tàn tật.
Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế phổ quát hơn là thách thức chủ chốt đối với khu vực. Việc làm không chỉ tạo ra tăng trưởng mà còn mang lại phúc lợi đến mọi người dân.
Điều quan trọng hơn nữa là đảm bảo tăng trưởng kinh tế phổ quát không chỉ giới hạn trong một số nước mà phải trên quy mô toàn khu vực vì chỉ một vài nền kinh tế yếu kém sẽ kéo lùi tăng trưởng của các nền kinh tế khác và cả khu vực.
Lãnh đạo các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và các nước nằm sâu trong nội địa cho rằng vị trí địa lý là thách thức lớn nhất đối với các nước này, để tăng trưởng kinh tế phổ quát và bền vững.
Các quốc đảo Thái Bình Dương vẫn dễ bị tổn thương trước các thảm hoạ tự nhiên, giá lương thực và nhiên liệu biến động bất thường, cũng như tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi các nước nằm sâu trong nội địa phải thúc đẩy hiện đại hoá vận tải và thông tin viễn thông để giúp tăng thị phần trong buôn bán quốc tế.
Thiếu đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng khiến nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương không đảm bảo được an ninh lương thực và phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu.
Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương xác định vai trò đầu tầu của khu vực về phát triển bền vững và phổ quát, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và không ổn định.
Chương trình nghị sự phát triển này được xác định bao gồm ưu tiên thúc đẩy cuộc cách mạng Xanh thứ 2, trong đó sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên và tăng cường hiệu quả các nguồn năng lượng mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực và cuộc sống cho đa số người dân khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, các nước cần tăng cường hợp tác kỹ thuật và phát triển quan hệ đối tác Nam-Nam, cũng như cơ sở hạ tầng tài chính và năng lượng khu vực./.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, kiêm Thư ký chấp hành UNESCAP, Tiến sĩ Noeleen Heyzer, nêu rõ mặc dù châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành động lực cho nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển suy thoái, song sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội ở các nền kinh tế khu vực này đang tăng lên một cách đáng lo ngại.
Theo Tiến sỹ Heyzer, tăng trưởng không tạo ra nhiều việc làm, lực lượng lao động trong khu vực kinh tế không chính thức lớn một cách bất hợp lý và phúc lợi xã hội không đầy đủ, đã làm nhiều bộ phận trong dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, lao động di cư, người già và người tàn tật.
Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế phổ quát hơn là thách thức chủ chốt đối với khu vực. Việc làm không chỉ tạo ra tăng trưởng mà còn mang lại phúc lợi đến mọi người dân.
Điều quan trọng hơn nữa là đảm bảo tăng trưởng kinh tế phổ quát không chỉ giới hạn trong một số nước mà phải trên quy mô toàn khu vực vì chỉ một vài nền kinh tế yếu kém sẽ kéo lùi tăng trưởng của các nền kinh tế khác và cả khu vực.
Lãnh đạo các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và các nước nằm sâu trong nội địa cho rằng vị trí địa lý là thách thức lớn nhất đối với các nước này, để tăng trưởng kinh tế phổ quát và bền vững.
Các quốc đảo Thái Bình Dương vẫn dễ bị tổn thương trước các thảm hoạ tự nhiên, giá lương thực và nhiên liệu biến động bất thường, cũng như tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi các nước nằm sâu trong nội địa phải thúc đẩy hiện đại hoá vận tải và thông tin viễn thông để giúp tăng thị phần trong buôn bán quốc tế.
Thiếu đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng khiến nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương không đảm bảo được an ninh lương thực và phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu.
Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương xác định vai trò đầu tầu của khu vực về phát triển bền vững và phổ quát, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và không ổn định.
Chương trình nghị sự phát triển này được xác định bao gồm ưu tiên thúc đẩy cuộc cách mạng Xanh thứ 2, trong đó sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên và tăng cường hiệu quả các nguồn năng lượng mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực và cuộc sống cho đa số người dân khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, các nước cần tăng cường hợp tác kỹ thuật và phát triển quan hệ đối tác Nam-Nam, cũng như cơ sở hạ tầng tài chính và năng lượng khu vực./.
Anh Tuấn (TTXVN)