Trong năm 2011, tăng trưởng kinh tế tại khu vực Cận sa mạc Sahara của châu Phi có thể đạt mức 5.5%, so với mức tương ứng 5% năm 2010.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế tại khu vực Cận sa mạc Sahara của châu Phi có thể đạt mức 5.5% trong năm 2011, so với mức tương ứng 5% năm 2010 và tốc độ phát triển kinh tế ở hầu hết các nước trong khu vực này có thể sẽ đạt mục tiêu ban đầu.
Trong báo cáo "Tầm nhìn kinh tế khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi" vừa được công bố, bà Antoinette Monsio Sayeh, Giám đốc Cơ quan phụ trách khu vực châu Phi của IMF đã nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế đáng khâm phục của khu vực này là hệ quả tất yếu của quá trình hoạch định và thực thi các chính sách về kinh tế trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu vừa qua.
Điều này cho phép các nhà chức trách tại khu vực này có thể sử dụng các chính sách về tài khóa và tiền tệ nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc thay đổi đột ngột trong nền kinh tế thế giới và khu vực, nhất là nguồn vốn đầu tư, lạm phát, giá cả...
Bà Sayeh nêu rõ: "Nhu cầu nội tại của các quốc gia trong khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi trong năm 2011 được kỳ vọng là sẽ giúp giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế và duy trì nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước và tư nhân ở mức cao hơn năm 2010. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này được dự báo sẽ tăng mạnh và tạo được nhiều thuận lợi từ việc định hướng hợp tác thương mại với khu vực kinh tế đang phát triển nhanh, đặc biệt là khu vực châu Á, hiện đang có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới trong thời gian tới."
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua cũng để lại nhiều hậu quả xấu cho một số nước thuộc khu vực này như tình trạng thất nghiệp tăng cao. Cán cân tài khóa có xu hướng giảm sút, nhất là một số nước mà xuất khẩu dầu mỏ chiếm có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia.
Đặc biệt, sự phục hồi kinh tế mong manh của nền kinh tế thế giới cũng đang gây ra rủi ro, nguy cơ xấu mà nhiều quốc gia thế giới phải đối mặt và giải quyết.
Theo bà Sayeh, trước tiên các quốc gia thuộc khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi cần tập trung xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, cơ cấu kinh tế phù hợp, cụ thể hơn, nhất là điều chỉnh các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đảm bảo tiết kiệm khu vực tài chính công và số nợ công cần được kiểm soát chặt chẽ.
Khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi cần tận dụng triệt để các lợi thế sẵn có như duy trì tăng trưởng kinh tế cao, chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống tài chính, tiền tệ ít bị xáo trộn và nợ đọng, nợ công vẫn trong tầm kiểm soát.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn mở rộng đầu tư vào khu vực nhiều tiềm năng này với các chính sách đầu tư "thông thoáng."
Đặc biệt việc thiết lập Tổ chức tiền tệ và kinh tế Tây Phi (WAEMU) có thể tạo môi trường, chính sách kinh tế tốt hơn cũng như sự ổn định chính trị cho mỗi quốc gia thành viên./.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế tại khu vực Cận sa mạc Sahara của châu Phi có thể đạt mức 5.5% trong năm 2011, so với mức tương ứng 5% năm 2010 và tốc độ phát triển kinh tế ở hầu hết các nước trong khu vực này có thể sẽ đạt mục tiêu ban đầu.
Trong báo cáo "Tầm nhìn kinh tế khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi" vừa được công bố, bà Antoinette Monsio Sayeh, Giám đốc Cơ quan phụ trách khu vực châu Phi của IMF đã nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế đáng khâm phục của khu vực này là hệ quả tất yếu của quá trình hoạch định và thực thi các chính sách về kinh tế trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu vừa qua.
Điều này cho phép các nhà chức trách tại khu vực này có thể sử dụng các chính sách về tài khóa và tiền tệ nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc thay đổi đột ngột trong nền kinh tế thế giới và khu vực, nhất là nguồn vốn đầu tư, lạm phát, giá cả...
Bà Sayeh nêu rõ: "Nhu cầu nội tại của các quốc gia trong khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi trong năm 2011 được kỳ vọng là sẽ giúp giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế và duy trì nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước và tư nhân ở mức cao hơn năm 2010. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này được dự báo sẽ tăng mạnh và tạo được nhiều thuận lợi từ việc định hướng hợp tác thương mại với khu vực kinh tế đang phát triển nhanh, đặc biệt là khu vực châu Á, hiện đang có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới trong thời gian tới."
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua cũng để lại nhiều hậu quả xấu cho một số nước thuộc khu vực này như tình trạng thất nghiệp tăng cao. Cán cân tài khóa có xu hướng giảm sút, nhất là một số nước mà xuất khẩu dầu mỏ chiếm có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia.
Đặc biệt, sự phục hồi kinh tế mong manh của nền kinh tế thế giới cũng đang gây ra rủi ro, nguy cơ xấu mà nhiều quốc gia thế giới phải đối mặt và giải quyết.
Theo bà Sayeh, trước tiên các quốc gia thuộc khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi cần tập trung xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, cơ cấu kinh tế phù hợp, cụ thể hơn, nhất là điều chỉnh các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đảm bảo tiết kiệm khu vực tài chính công và số nợ công cần được kiểm soát chặt chẽ.
Khu vực Cận sa mạc Sahara châu Phi cần tận dụng triệt để các lợi thế sẵn có như duy trì tăng trưởng kinh tế cao, chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống tài chính, tiền tệ ít bị xáo trộn và nợ đọng, nợ công vẫn trong tầm kiểm soát.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn mở rộng đầu tư vào khu vực nhiều tiềm năng này với các chính sách đầu tư "thông thoáng."
Đặc biệt việc thiết lập Tổ chức tiền tệ và kinh tế Tây Phi (WAEMU) có thể tạo môi trường, chính sách kinh tế tốt hơn cũng như sự ổn định chính trị cho mỗi quốc gia thành viên./.
Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+)