Ngày 16/9, theo số liệu được công bố tại buổi tổng kết đầu tư giai đoạn 1 Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh ở huyện Củ Chi, đến nay tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao có 14 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng diện tích là 56,8ha (100% diện tích cho thuê) với tổng vốn đầu tư hơn 452 tỷ đồng (bình quân gần 8 tỷ đồng/ha).
Trong số trên, 12 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận và hiện đã có bảy nhà đầu tư đang triển khai dự án là Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Nhiệt đới (hơn 90 tỷ đồng và hơn 20ha), Công ty trách nhiệm hữu hạn Rau sạch Việt Thụy Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chánh Phong, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nấm Trang Sinh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Quốc Thịnh, Công ty CP Sinh học Trường Xuân, Công ty trách nhiệm hữu hạn Cuộc Sống Tốt Lành. Các nhà đầu tư tại đây sử dụng công nghệ cao tập trung chủ yếu vào sản xuất giống rau nhiệt đới các loại.
Theo ông Trần Phước Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, trong 12 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận, có 11 nhà đầu tư được cấp quyết định cho thuê đất, nhưng chỉ có một nhà đầu tư được ký hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, bảy nhà đầu tư triển khai dự án chấp nhận rủi ro trước khi hoàn tất thủ tục cần thiết. Riêng năm nhà đầu tư còn lại chờ hoàn tất thủ tục làm cơ sở giải ngân phần tín dụng theo cam kết vay ban đầu để khởi công.
Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đang xúc tiến việc mở rộng tại khu đất 61ha tại xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi, khu đất 84 ha tại Hào Võ (Cần Giờ) chuyên về thủy sản nước lợ, và khu đất 100ha taị huyện Bình Chánh chuyên về chăn nuôi.
Phát biểu tại buổi tổng kết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Trí cho biết để cạnh tranh được trên sân nhà trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều giải pháp, trong đó, ứng dụng công nghệ cao là giải pháp hàng đầu. Thế mạnh của thành phố là khoa học công nghệ và đội ngũ nhà khoa học, qua đó tiếp cận công nghệ cao để tạo ra cây, con giống đáp ứng được nhu cầu thị trường, kể cả xuất khẩu.
Ngoài ra, liên kết, hợp tác với các tỉnh trong khu vực để tạo ra vùng sản xuất rộng lớn, trong đó, vai trò của thành phố là cung cấp cây con giống, khi thu hoạch sẽ giúp bảo quản, sơ chế và chế biến sâu, tạo ra thị trường tiêu thụ; tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường.
Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đầu tư vào các dự án còn lại như xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học (quận 12) và xây dựng Trung tâm triển lãm sản phẩm nông nghiệp (huyện Củ Chi) để tạo sự đồng bộ, liên kết và thị trường trong việc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp tại thành phố và các tỉnh có điều kiện liên kết để cùng phát triển. Bên cạnh đó, cần tính toán việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.
Thành phố sẽ lập tổ công tác để xem xét nhằm tháo gỡ và hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao và hợp tác với các tỉnh phía Nam hình thành các vùng sản xuất rộng lớn./.
Trong số trên, 12 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận và hiện đã có bảy nhà đầu tư đang triển khai dự án là Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Nhiệt đới (hơn 90 tỷ đồng và hơn 20ha), Công ty trách nhiệm hữu hạn Rau sạch Việt Thụy Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chánh Phong, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nấm Trang Sinh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Quốc Thịnh, Công ty CP Sinh học Trường Xuân, Công ty trách nhiệm hữu hạn Cuộc Sống Tốt Lành. Các nhà đầu tư tại đây sử dụng công nghệ cao tập trung chủ yếu vào sản xuất giống rau nhiệt đới các loại.
Theo ông Trần Phước Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, trong 12 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận, có 11 nhà đầu tư được cấp quyết định cho thuê đất, nhưng chỉ có một nhà đầu tư được ký hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, bảy nhà đầu tư triển khai dự án chấp nhận rủi ro trước khi hoàn tất thủ tục cần thiết. Riêng năm nhà đầu tư còn lại chờ hoàn tất thủ tục làm cơ sở giải ngân phần tín dụng theo cam kết vay ban đầu để khởi công.
Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đang xúc tiến việc mở rộng tại khu đất 61ha tại xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi, khu đất 84 ha tại Hào Võ (Cần Giờ) chuyên về thủy sản nước lợ, và khu đất 100ha taị huyện Bình Chánh chuyên về chăn nuôi.
Phát biểu tại buổi tổng kết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Trí cho biết để cạnh tranh được trên sân nhà trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều giải pháp, trong đó, ứng dụng công nghệ cao là giải pháp hàng đầu. Thế mạnh của thành phố là khoa học công nghệ và đội ngũ nhà khoa học, qua đó tiếp cận công nghệ cao để tạo ra cây, con giống đáp ứng được nhu cầu thị trường, kể cả xuất khẩu.
Ngoài ra, liên kết, hợp tác với các tỉnh trong khu vực để tạo ra vùng sản xuất rộng lớn, trong đó, vai trò của thành phố là cung cấp cây con giống, khi thu hoạch sẽ giúp bảo quản, sơ chế và chế biến sâu, tạo ra thị trường tiêu thụ; tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường.
Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đầu tư vào các dự án còn lại như xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học (quận 12) và xây dựng Trung tâm triển lãm sản phẩm nông nghiệp (huyện Củ Chi) để tạo sự đồng bộ, liên kết và thị trường trong việc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp tại thành phố và các tỉnh có điều kiện liên kết để cùng phát triển. Bên cạnh đó, cần tính toán việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.
Thành phố sẽ lập tổ công tác để xem xét nhằm tháo gỡ và hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao và hợp tác với các tỉnh phía Nam hình thành các vùng sản xuất rộng lớn./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)