Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, Na Rì (Bắc Kạn) chưa bao giờ bình yên. Đó là thực tế.
Đơn giản vì đây là khu vực có nhiều gỗ quý, đặc biệt là những cây gỗ nghiến nhiều trăm năm tuổi đến cả nghìn năm tuổi, cây to có đường kính lên đến trên 3m, cây nhỏ đường kính cũng 50-60cm. Ngoài ra, trong khu bảo tồn còn có nhiều vàng sa khoáng.
Nạn khai thác vàng, gỗ quý trái phép tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ diễn ra nhiều năm nay, có những thời điểm “lâm tặc” chặt hạ 85 cây gỗ nghiến, với trên 236m3 gỗ tròn (đầu năm 2010).
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã thành lập ban truy quét “lâm tặc” do chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban cùng các đội truy quét cả bên trong và bên ngoài Khu Bảo tồn Kim Hỷ, với đủ các lực lượng chức năng như quân đội, công an và nòng cốt là lực lượng kiểm lâm, cùng với cán bộ, công an xã.
Sự vào cuộc rầm rộ kéo dài hơn hai tháng của các lực lượng liên ngành đã thu được kết quả nhất định. Số vụ cưa gỗ tại khu bảo tồn giảm hẳn, các vụ vận chuyển gỗ cũng giảm đi. Tuy nhiên, sau khi các lực lượng liên ngành rút đi, tình trạng lại có dấu hiệu tái phát.
Thời gian gần đây, nạn khai thác gỗ trái phép tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ lại tái diễn. Hàng chục cây gỗ nghiến đường kính từ 40-80cm, mới chặt có, chặt hạ từ trước cũng có nằm rải rác trong rừng.
Theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, từ đầu năm 2010 đến tháng 10/2011, đã có 128 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 39 vụ khai thác rừng, 55 vụ vận chuyển gỗ, cùng với các vụ mang dụng cụ, phương tiện vào rừng trái phép.
Lực lượng chức năng thu giữ trên 250m3 gỗ, trong đó gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIA là 215,470m3.
Ngoài việc khai thác gỗ trái phép, việc khai thác vàng trái phép tại hai xã Kim Hỷ và Lương Thượng (thuộc Khu Bảo tồn Kim Hỷ) cũng rất phức tạp, đã dẹp nhiều lần trong những năm gần đây, nhưng do người khai thác vàng trái phép đa phần là dân địa phương, địa hình hiểm trở, nên cứ dẹp xong lại tái vị phạm.
Từ tháng 7 đến hết tháng 10/2011, chỉ riêng ở hai xã Kim Hỷ và Lương Thượng, lực lượng truy quét đã tổ chức truy quét tại 20 lũng, dỡ bỏ gần 300 lán trại, tiêu hủy 288 máy móc các loại; giải tỏa, trục xuất 550 lượt người.
Do tính chất phức tạp, có những lũng đã truy quét 3-4 lượt, như Tốc Lù, Xạ Hang, Lủng Cốp, Lủng Mòn nhưng do giá vàng cao, lợi nhuận mang lại lớn nên các đối tượng vẫn ngoan cố đầu tư máy móc, dụng cụ để trở lại khai thác.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc khu bảo tồn, kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kim Hỷ thì tình hình khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm ở một số điểm nóng như Ân Tình, Côn Minh, Kim Hỷ, Lương Thượng, Cao Sơn còn diễn biến phức tạp; các đối tượng khai thác vàng sa khoáng vẫn hoạt động, có một số đối tượng còn chống đối, chửi bới, đe dọa, không chấp hành khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.
Đặc biệt, vẫn còn một số đối tượng cầm đầu, đứng sau thu mua, điều hành các hoạt động rất tinh vi, manh động, liều lĩnh không trực tiếp tham gia khai thác, vận chuyển lâm sản, mà điều hành với nhau qua điện thoại nên khó bắt quả tang.
Để bảo tồn bền vững Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, không chỉ có tuyên truyền, giáo dục người dân, mà cần phải có cơ chế, chính sách chia sẻ lợi ích, gắn việc bảo tồn đa dạng sinh học với tạo điều kiện cho người dân sống trong vùng bảo tồn được tham gia vào các chương trình bảo tồn, giúp họ có thêm công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Việc phê duyệt phương án giao khoán bảo vệ rừng cho dân cần được thực hiện sớm. Bảo vệ rừng phải dựa vào dân, nếu không một thời gian ngắn nữa, rừng gỗ quý, không chỉ ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ mà ở những nơi khác cũng không còn.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Na Rì cũng cần phối hợp điều tra, đưa các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật, tránh tình trạng nói nhiều, làm ít./.
Đơn giản vì đây là khu vực có nhiều gỗ quý, đặc biệt là những cây gỗ nghiến nhiều trăm năm tuổi đến cả nghìn năm tuổi, cây to có đường kính lên đến trên 3m, cây nhỏ đường kính cũng 50-60cm. Ngoài ra, trong khu bảo tồn còn có nhiều vàng sa khoáng.
Nạn khai thác vàng, gỗ quý trái phép tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ diễn ra nhiều năm nay, có những thời điểm “lâm tặc” chặt hạ 85 cây gỗ nghiến, với trên 236m3 gỗ tròn (đầu năm 2010).
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã thành lập ban truy quét “lâm tặc” do chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban cùng các đội truy quét cả bên trong và bên ngoài Khu Bảo tồn Kim Hỷ, với đủ các lực lượng chức năng như quân đội, công an và nòng cốt là lực lượng kiểm lâm, cùng với cán bộ, công an xã.
Sự vào cuộc rầm rộ kéo dài hơn hai tháng của các lực lượng liên ngành đã thu được kết quả nhất định. Số vụ cưa gỗ tại khu bảo tồn giảm hẳn, các vụ vận chuyển gỗ cũng giảm đi. Tuy nhiên, sau khi các lực lượng liên ngành rút đi, tình trạng lại có dấu hiệu tái phát.
Thời gian gần đây, nạn khai thác gỗ trái phép tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ lại tái diễn. Hàng chục cây gỗ nghiến đường kính từ 40-80cm, mới chặt có, chặt hạ từ trước cũng có nằm rải rác trong rừng.
Theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, từ đầu năm 2010 đến tháng 10/2011, đã có 128 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 39 vụ khai thác rừng, 55 vụ vận chuyển gỗ, cùng với các vụ mang dụng cụ, phương tiện vào rừng trái phép.
Lực lượng chức năng thu giữ trên 250m3 gỗ, trong đó gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIA là 215,470m3.
Ngoài việc khai thác gỗ trái phép, việc khai thác vàng trái phép tại hai xã Kim Hỷ và Lương Thượng (thuộc Khu Bảo tồn Kim Hỷ) cũng rất phức tạp, đã dẹp nhiều lần trong những năm gần đây, nhưng do người khai thác vàng trái phép đa phần là dân địa phương, địa hình hiểm trở, nên cứ dẹp xong lại tái vị phạm.
Từ tháng 7 đến hết tháng 10/2011, chỉ riêng ở hai xã Kim Hỷ và Lương Thượng, lực lượng truy quét đã tổ chức truy quét tại 20 lũng, dỡ bỏ gần 300 lán trại, tiêu hủy 288 máy móc các loại; giải tỏa, trục xuất 550 lượt người.
Do tính chất phức tạp, có những lũng đã truy quét 3-4 lượt, như Tốc Lù, Xạ Hang, Lủng Cốp, Lủng Mòn nhưng do giá vàng cao, lợi nhuận mang lại lớn nên các đối tượng vẫn ngoan cố đầu tư máy móc, dụng cụ để trở lại khai thác.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc khu bảo tồn, kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kim Hỷ thì tình hình khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm ở một số điểm nóng như Ân Tình, Côn Minh, Kim Hỷ, Lương Thượng, Cao Sơn còn diễn biến phức tạp; các đối tượng khai thác vàng sa khoáng vẫn hoạt động, có một số đối tượng còn chống đối, chửi bới, đe dọa, không chấp hành khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.
Đặc biệt, vẫn còn một số đối tượng cầm đầu, đứng sau thu mua, điều hành các hoạt động rất tinh vi, manh động, liều lĩnh không trực tiếp tham gia khai thác, vận chuyển lâm sản, mà điều hành với nhau qua điện thoại nên khó bắt quả tang.
Để bảo tồn bền vững Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, không chỉ có tuyên truyền, giáo dục người dân, mà cần phải có cơ chế, chính sách chia sẻ lợi ích, gắn việc bảo tồn đa dạng sinh học với tạo điều kiện cho người dân sống trong vùng bảo tồn được tham gia vào các chương trình bảo tồn, giúp họ có thêm công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Việc phê duyệt phương án giao khoán bảo vệ rừng cho dân cần được thực hiện sớm. Bảo vệ rừng phải dựa vào dân, nếu không một thời gian ngắn nữa, rừng gỗ quý, không chỉ ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ mà ở những nơi khác cũng không còn.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Na Rì cũng cần phối hợp điều tra, đưa các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật, tránh tình trạng nói nhiều, làm ít./.
Nguyễn Trình (TTXVN/Vietnam+)