Không đủ sức chen chân với hàng vạn người đang háo hức lao về phía đền chính cướp ấn, đêm qua, rất nhiều du khách đã chọn cho mình cách bái vọng từ xa để tỏ lòng thành kính.
Lặn lội từ tận Việt Trì, Phú Thọ về Nam Định, chị Lê Bích Ngọc đã háo hức sắm sửa lễ lạt với hy vọng xin được ấn thiêng, lấy may cho năm mới. Thế nhưng, loay hoay mãi trong biển người hơn 1 tiếng đồng hồ mà chẳng thể tiến lên nửa mét, chị mướt mát mồ hôi kéo chồng quay ra phía quốc lộ 10. Hổn hển thở, chị bảo: “Đông như thế này, có vào được lễ cũng hỏng hết, còn đâu là lòng thành nữa.”
Nói đoạn, chị lật đật thắp hương và quyết định... hành lễ từ ngay quốc lộ, phía đối diện đền.
“Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là lòng thành. Mình tới được với đền là đã quý, chúng tôi cũng chỉ xin cho gia đình được mạnh khỏe, công việc hanh thông trong năm tới,” chị Ngọc tâm sự.
Cũng giống như chị Ngọc, năm nào vợ chồng ông Phùng Bá Nam, Hải Dương cũng về đền Trần xin ấn, cầu may đầu năm. Dù đã về từ lúc 9 giờ tối nhưng không thể "xí" chỗ thuận lợi cho việc xin ấn nên gia đình ông đành đợi ở cổng vào.
Ngồi bệt trên khoảng đất trống hướng tầm mắt xa xa về đền Trần, bác Nam buồn bã nói: “Tôi đến muộn, không thể chen được do có tuổi và người đồng quá. Vợ chồng tôi quen đi xin ấn nên thời gian đầu năm mới nào tôi cũng về đây.”
Biết chờ đợi mất công mà chưa chắc đến sáng có vào được đền để xin ấn được hay không nên vợ chồng bác quyết định cúng vọng vào trong đền Trần.
Chắp tay thành kính khấn vái các vị thánh thần đền Trần, bác Nam tin rằng dù không vào được bên trong nhưng được đặt chân đến mảnh đất của 14 vị vua và miền đất tâm linh vái lạy cũng là một điều may mắn đối với mình.
Cùng với ông Nam, tất cả các thành viên trong đoàn không ai nói ai cùng xếp thành hàng ngang đứng thành trục thẳng đứng hướng thẳng đền Trần mà lạy. Miệng ai đều mấp môi lí nhí khấn phật, khom lưng hành lễ cúi lạỵ.
Nhiều người may mắn hơn khi đưa cả lễ lạt vào đến sát hàng barie để đợi giờ Thiêng nhưng vì lo không đủ sức đưa “lòng thành” vào được sâu hơn nữa cũng quyết định bái vọng cách cổng đền chừng 500m.
Ngồi cạnh rào chắn, chị Lê Xuân Lan, Hà Nam đang sắp xếp đồ đạc mang theo là bộ quần áo và tiền vàng mã để làm lễ tạ ơn trong một năm làm việc vừa qua.
“Điều mong mỏi nhất của tôi là dù có xin được ấn hay không, không quan trọng bằng việc vào đến cổng đền thắp nén hương thành kính và cầu xin may mắn trong năm mới,” chị Lan chia sẻ.
Thậm chí có người khi tiến vào được đền Trần còn cố gắng chen chân ra mang theo cả tiền vàng mã để về nhà hóa vàng với hy vọng gặp may cả năm.
Tay cầm chiếc túi bóng có bọc bên trong bộ quần áo vàng mã và tờ tiền giấy, giơ cao quá mặt, anh Hoàn chồng chị Lan đang đẩy mọi người rẽ sang hai bên đường để anh có thể thoát chân nhanh nhất ra khỏi rừng người vốn đã đông nay lại càng đông hơn.
“Ở đền đông quá nên gia đình mình sẽ mang lộc về nhà để thụ và hóa vàng tạ ơn,” anh Hoàn nói bằng giọng vui vẻ.
Điều đặc biệt nhất, năm nay, khi đến với đêm khai ấn đền Trần, du khách bất ngờ gặp lại một chợ Viềng thu nhỏ ngay trong khuôn viên của quảng trường Đông A. Dọc lối đi từ quốc lộ 10 dẫn vào khu di tích, hàng chục “lều cây, vườn cây” nho nhỏ đã được người dân từ các làng hoa trứ danh như Nam Điền, Cổ Lễ, Vụ Bản... mang lên dựng thành. Họ, cũng đèn dầu, đèn pin. Và khách, cũng tù mù chọn cây, mua cây đầu năm với hy vọng gặp nhiều may mắn.
Trần Văn Thưởng, một nông dân quen mặt tại các phiên chợ Viềng trước mừng như bắt được vàng khi lại gặp chúng tôi tại đêm cướp ấn. Anh hồ hởi: “Năm nay là năm đầu tiên anh em rủ nhau ra đây bán cây. Đầu năm nên cũng khá.”
Thưởng bảo, điều không ngờ nhất là về đền Trần mà người mua cũng đông chẳng khác gì những phiên chợ âm dương Nam Trực, Vụ Bản. Khách ngại chen vào lĩnh ấn, muốn có chút lộc đền đều ghé qua dãy cây ngay lối đi “mua lộc”.
Trong ánh đèn tù mù từ dãy đèn sạc điện, đèn dầu hắt ra, anh Đinh Văn Chiến (Nho Quan, Ninh Bình) đang cố căng mắt chọn cho mình một “cụ tùng” bonsai về lấy phúc. Chỉ tay về phía biển người đang ùn ùn kéo về đền chính, anh thành thực: “Đã đến được đây, không xin ấn được thì cũng đành xin lộc. Như thế, với tôi cũng đã may mắn rồi."/.
Lặn lội từ tận Việt Trì, Phú Thọ về Nam Định, chị Lê Bích Ngọc đã háo hức sắm sửa lễ lạt với hy vọng xin được ấn thiêng, lấy may cho năm mới. Thế nhưng, loay hoay mãi trong biển người hơn 1 tiếng đồng hồ mà chẳng thể tiến lên nửa mét, chị mướt mát mồ hôi kéo chồng quay ra phía quốc lộ 10. Hổn hển thở, chị bảo: “Đông như thế này, có vào được lễ cũng hỏng hết, còn đâu là lòng thành nữa.”
Nói đoạn, chị lật đật thắp hương và quyết định... hành lễ từ ngay quốc lộ, phía đối diện đền.
“Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là lòng thành. Mình tới được với đền là đã quý, chúng tôi cũng chỉ xin cho gia đình được mạnh khỏe, công việc hanh thông trong năm tới,” chị Ngọc tâm sự.
Cũng giống như chị Ngọc, năm nào vợ chồng ông Phùng Bá Nam, Hải Dương cũng về đền Trần xin ấn, cầu may đầu năm. Dù đã về từ lúc 9 giờ tối nhưng không thể "xí" chỗ thuận lợi cho việc xin ấn nên gia đình ông đành đợi ở cổng vào.
Ngồi bệt trên khoảng đất trống hướng tầm mắt xa xa về đền Trần, bác Nam buồn bã nói: “Tôi đến muộn, không thể chen được do có tuổi và người đồng quá. Vợ chồng tôi quen đi xin ấn nên thời gian đầu năm mới nào tôi cũng về đây.”
Biết chờ đợi mất công mà chưa chắc đến sáng có vào được đền để xin ấn được hay không nên vợ chồng bác quyết định cúng vọng vào trong đền Trần.
Chắp tay thành kính khấn vái các vị thánh thần đền Trần, bác Nam tin rằng dù không vào được bên trong nhưng được đặt chân đến mảnh đất của 14 vị vua và miền đất tâm linh vái lạy cũng là một điều may mắn đối với mình.
Cùng với ông Nam, tất cả các thành viên trong đoàn không ai nói ai cùng xếp thành hàng ngang đứng thành trục thẳng đứng hướng thẳng đền Trần mà lạy. Miệng ai đều mấp môi lí nhí khấn phật, khom lưng hành lễ cúi lạỵ.
Nhiều người may mắn hơn khi đưa cả lễ lạt vào đến sát hàng barie để đợi giờ Thiêng nhưng vì lo không đủ sức đưa “lòng thành” vào được sâu hơn nữa cũng quyết định bái vọng cách cổng đền chừng 500m.
Ngồi cạnh rào chắn, chị Lê Xuân Lan, Hà Nam đang sắp xếp đồ đạc mang theo là bộ quần áo và tiền vàng mã để làm lễ tạ ơn trong một năm làm việc vừa qua.
“Điều mong mỏi nhất của tôi là dù có xin được ấn hay không, không quan trọng bằng việc vào đến cổng đền thắp nén hương thành kính và cầu xin may mắn trong năm mới,” chị Lan chia sẻ.
Thậm chí có người khi tiến vào được đền Trần còn cố gắng chen chân ra mang theo cả tiền vàng mã để về nhà hóa vàng với hy vọng gặp may cả năm.
Tay cầm chiếc túi bóng có bọc bên trong bộ quần áo vàng mã và tờ tiền giấy, giơ cao quá mặt, anh Hoàn chồng chị Lan đang đẩy mọi người rẽ sang hai bên đường để anh có thể thoát chân nhanh nhất ra khỏi rừng người vốn đã đông nay lại càng đông hơn.
“Ở đền đông quá nên gia đình mình sẽ mang lộc về nhà để thụ và hóa vàng tạ ơn,” anh Hoàn nói bằng giọng vui vẻ.
Điều đặc biệt nhất, năm nay, khi đến với đêm khai ấn đền Trần, du khách bất ngờ gặp lại một chợ Viềng thu nhỏ ngay trong khuôn viên của quảng trường Đông A. Dọc lối đi từ quốc lộ 10 dẫn vào khu di tích, hàng chục “lều cây, vườn cây” nho nhỏ đã được người dân từ các làng hoa trứ danh như Nam Điền, Cổ Lễ, Vụ Bản... mang lên dựng thành. Họ, cũng đèn dầu, đèn pin. Và khách, cũng tù mù chọn cây, mua cây đầu năm với hy vọng gặp nhiều may mắn.
Trần Văn Thưởng, một nông dân quen mặt tại các phiên chợ Viềng trước mừng như bắt được vàng khi lại gặp chúng tôi tại đêm cướp ấn. Anh hồ hởi: “Năm nay là năm đầu tiên anh em rủ nhau ra đây bán cây. Đầu năm nên cũng khá.”
Thưởng bảo, điều không ngờ nhất là về đền Trần mà người mua cũng đông chẳng khác gì những phiên chợ âm dương Nam Trực, Vụ Bản. Khách ngại chen vào lĩnh ấn, muốn có chút lộc đền đều ghé qua dãy cây ngay lối đi “mua lộc”.
Trong ánh đèn tù mù từ dãy đèn sạc điện, đèn dầu hắt ra, anh Đinh Văn Chiến (Nho Quan, Ninh Bình) đang cố căng mắt chọn cho mình một “cụ tùng” bonsai về lấy phúc. Chỉ tay về phía biển người đang ùn ùn kéo về đền chính, anh thành thực: “Đã đến được đây, không xin ấn được thì cũng đành xin lộc. Như thế, với tôi cũng đã may mắn rồi."/.
Hùng Bách (Vietnam+)