Việc sinh viên đánh giá giảng viên sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm ở các đại học trong quý IV/2009. Tới học kỳ II của năm học 2009-2010, tất cả các trường đều phải thực hiện công tác này.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 18/11, nhiều ý kiến lo ngại việc thiếu giảng viên sẽ dẫn tới tình trạng giảng viên bị đánh giá yếu kém nhưng trường không dám sa thải, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: "Không vì thiếu giảng viên mà để đội ngũ yếu kém. Những trường hợp không đạt yêu cầu sẽ sẵn sàng sàng lọc”.
Khẳng định đây là một cách làm đúng, bà Nghĩa cũng nhấn mạnh dân chủ hóa trường học nhưng phải đảm bảo khách quan, công bằng để không xảy ra những tiêu cực làm ảnh hưởng tới uy tín giảng viên.
Cùng ý kiến này, ông Trương Đình Mậu, Cục phó Cục Nhà giáo cho rằng đây là hoạt động tích cực, vấn đề là ở chỗ cách làm như thế nào để đảm bảo tinh thần tôn sư trọng đạo và không để người được đánh giá lạm dụng. Ông Mậu cũng cho biết sau thời gian thí điểm, Bộ sẽ có hội thảo lấy ý kiến để đưa ra một chuẩn chung làm cơ sở cho việc đánh giá.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 khối đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định việc sinh viên đánh giá giảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đại học trong năm học này.
“Vấn đề sinh viên đánh giá giáo viên, chúng ta hoàn toàn có thể làm được Các nước đã thực hiện từ rất lâu. Một giáo viên dạy nhiều năm không hiệu quả nhưng chúng ta không có cơ sở nào đánh giá chất lượng để cho nghỉ”, Bộ trưởng Nhân nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nhân, ở nước ngoài, nếu giảng viên không tạo được sự quan tâm của sinh viên tới việc này, thể hiện ở chỗ có dưới 80% sinh viên tham gia đánh giá, giảng viên đó sẽ bị khiển trách, chưa nói tới kết quả đánh giá ra sao. Ở Trung Quốc, có trường thực hiện rất chặt chẽ, mỗi năm có 5% giảng viên bị đánh giá thấp nhất có nguy cơ bị thôi việc.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, công tác này ở nước ta cần làm từng bước với tinh thần thực chất và tạo động lực cho thầy cô làm việc chứ không quá cực đoan. Thầy cô cũng không nên lo lắng sinh viên đánh giá không khách quan. Thực tế ở một số trường đã triển khai hoạt động này cho thấy đại đa số sinh viên đánh giá đúng./.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 18/11, nhiều ý kiến lo ngại việc thiếu giảng viên sẽ dẫn tới tình trạng giảng viên bị đánh giá yếu kém nhưng trường không dám sa thải, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: "Không vì thiếu giảng viên mà để đội ngũ yếu kém. Những trường hợp không đạt yêu cầu sẽ sẵn sàng sàng lọc”.
Khẳng định đây là một cách làm đúng, bà Nghĩa cũng nhấn mạnh dân chủ hóa trường học nhưng phải đảm bảo khách quan, công bằng để không xảy ra những tiêu cực làm ảnh hưởng tới uy tín giảng viên.
Cùng ý kiến này, ông Trương Đình Mậu, Cục phó Cục Nhà giáo cho rằng đây là hoạt động tích cực, vấn đề là ở chỗ cách làm như thế nào để đảm bảo tinh thần tôn sư trọng đạo và không để người được đánh giá lạm dụng. Ông Mậu cũng cho biết sau thời gian thí điểm, Bộ sẽ có hội thảo lấy ý kiến để đưa ra một chuẩn chung làm cơ sở cho việc đánh giá.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 khối đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định việc sinh viên đánh giá giảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đại học trong năm học này.
“Vấn đề sinh viên đánh giá giáo viên, chúng ta hoàn toàn có thể làm được Các nước đã thực hiện từ rất lâu. Một giáo viên dạy nhiều năm không hiệu quả nhưng chúng ta không có cơ sở nào đánh giá chất lượng để cho nghỉ”, Bộ trưởng Nhân nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nhân, ở nước ngoài, nếu giảng viên không tạo được sự quan tâm của sinh viên tới việc này, thể hiện ở chỗ có dưới 80% sinh viên tham gia đánh giá, giảng viên đó sẽ bị khiển trách, chưa nói tới kết quả đánh giá ra sao. Ở Trung Quốc, có trường thực hiện rất chặt chẽ, mỗi năm có 5% giảng viên bị đánh giá thấp nhất có nguy cơ bị thôi việc.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, công tác này ở nước ta cần làm từng bước với tinh thần thực chất và tạo động lực cho thầy cô làm việc chứ không quá cực đoan. Thầy cô cũng không nên lo lắng sinh viên đánh giá không khách quan. Thực tế ở một số trường đã triển khai hoạt động này cho thấy đại đa số sinh viên đánh giá đúng./.
Phạm Mai (Việt Nam+)