“Không phải Bộ ra đề dễ mà ra theo đúng chuẩn kiến thức cơ bản. Nếu thí sinh nói đề dễ và các em làm bài tốt thì chúng ta nên mừng vì điều đó có nghĩa các em nắm vững kiến thức yêu cầu,” Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định tại cuộc họp báo tổng kết kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 được Bộ tổ chức chiều nay, ngày 4/6. Không khí buổi họp báo “nóng” ngay từ đầu với rất nhiều câu hỏi của phóng viên xung quanh vấn đề đề thi, số lượng thí sinh vi phạm quy chế và công tác thanh tra thi.
Đề thi dễ hay không dễ? Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thí sinh đánh giá đề thi năm nay dễ, liệu đây có phải là một cách để “làm đẹp” tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ hay không, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, mức khó hay dễ của đề thi phải dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ. Đề thi được ra trên cơ sở các chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ đã ban hành. “Nếu cũng chuẩn đó mà nhiều học sinh bảo dễ, làm được bài thì nên mừng,” ông Hiển nói. Còn theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ, việc đề thi khó hay dễ rất khó nói. Đề thi ra trên nguyên tắc đảm bảo các thí sinh học lực ở mức trung bình nếu cố gắng vẫn có thể làm được bài. “Với học sinh học tốt thì đề dễ, với học sinh không học thì đề khó. Tôi khẳng định độ khó của đề thi tương đương các năm khác,” ông Nghĩa nhấn mạnh. Nhìn ở một góc độ khác, thầy giáo Nguyễn Văn Điệp, giáo viên trường Trung học phổ thông Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội, cho rằng, đề thi được ra cho thí sinh trên toàn quốc nên phải tính đến trình độ của các thí sinh ở cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. “Thí sinh khu vực thành thị có điều kiện học tập thuận lợi hơn nên lực học tốt hơn, có thể thấy đề thi dễ. Nhưng với các em ở khu vực nông thôn, miền núi, điều kiện học tập khó khăn thì đề có lẽ không dễ,” thầy Điệp nói. Cùng quan điểm này, bà Trần Thị Oanh, Phó hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Bắc Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, cũng cho rằng nên nhận định đề trên quan điểm của thí sinh có học lực bình thường. “Nói đề dễ nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn thí sinh của cả nước trượt tốt nghiệp. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các tỉnh miền núi vẫn thấp, năm 2009, có trường chỉ đạt 20%,” bà Oanh chia sẻ. Giảm mạnh thí sinh vi phạm quy chế Theo tổng hợp của Bộ, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, cả nước có 90 thí sinh vi phạm quy chế, giảm 209 trường hợp so với năm 2009 (năm 2009, tổng số thí sinh vi phạm quy chế là 299 em). Chỉ có duy nhất một cán bộ coi thi bị đình chỉ là một giám thị ở Bà Rịa-Vũng Tàu xé bài thi của thí sinh. Tuy nhiên, việc giảm mạnh số lượng thí sinh vi phạm này khiến không ít người băn khoăn vì nguyên nhân có thể do năm nay giảm thanh tra Bộ, tăng cường cho các sở giáo dục và đào tạo tự thanh tra các điểm thi của mình nên không nghiêm túc trong xử lý sai phạm. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định việc giảm thí sinh vi phạm không phải do giảm lực lượng thanh tra vì khi đi kiểm tra, Bộ thấy các hội đồng thi đều làm rất nghiêm túc. Cũng theo ông Hiển, việc thi nghiêm túc hay không thể hiện qua nhiều dấu hiệu, không phải chỉ là nhiều hay ít thí sinh bị kỷ luật. Năm nay, ở một số hội đồng vẫn có sai phạm nhưng nhìn chung nghiêm túc hơn so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009. Còn theo ông Trần Văn Nghĩa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm số lượng thí sinh sai phạm và Bộ “không xác định ngay được nguyên nhân nào là chủ yếu.” “Tuy nhiên, có thể thấy ý thức học tập của học sinh đã tăng lên sau ba năm thực hiện cuộc vận động chống gian lận trong thi cử,” ông Nghĩa khẳng định. Chưa thực hiện xét tuyển đại học từ điểm thi tốt nghiệp Theo lộ trình dự kiến, năm 2010, Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ gộp hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng làm một kỳ thi thống nhất và lấy điểm đó để xét tuyển đại học. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã cho biết dù số thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 đã giảm hơn so với những năm trước, đề thi cũng đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố lộ đề hay đề bị sai sót nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để tiến tới một kỳ thi quốc gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp nhận nhiều ý kiến lo ngại về việc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông chưa đủ nghiêm túc, đề thi tốt nghiệp chưa đủ sức phân loại thí sinh để làm tiêu chí xét tuyển thi đại học. Trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp, Bộ đã quyết định tạm thời lùi thời gian tổ chức một kỳ thi quốc gia tới thời điểm thích hợp hơn. Các thí sinh sẽ được báo trước một năm nếu có lộ trình tổ chức một kỳ thi thống nhất. Như vậy, tới năm 2011, các thí sinh sẽ vẫn thi hai kỳ thi riêng biệt./.
Đề thi dễ hay không dễ? Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thí sinh đánh giá đề thi năm nay dễ, liệu đây có phải là một cách để “làm đẹp” tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ hay không, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, mức khó hay dễ của đề thi phải dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ. Đề thi được ra trên cơ sở các chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ đã ban hành. “Nếu cũng chuẩn đó mà nhiều học sinh bảo dễ, làm được bài thì nên mừng,” ông Hiển nói. Còn theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ, việc đề thi khó hay dễ rất khó nói. Đề thi ra trên nguyên tắc đảm bảo các thí sinh học lực ở mức trung bình nếu cố gắng vẫn có thể làm được bài. “Với học sinh học tốt thì đề dễ, với học sinh không học thì đề khó. Tôi khẳng định độ khó của đề thi tương đương các năm khác,” ông Nghĩa nhấn mạnh. Nhìn ở một góc độ khác, thầy giáo Nguyễn Văn Điệp, giáo viên trường Trung học phổ thông Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội, cho rằng, đề thi được ra cho thí sinh trên toàn quốc nên phải tính đến trình độ của các thí sinh ở cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. “Thí sinh khu vực thành thị có điều kiện học tập thuận lợi hơn nên lực học tốt hơn, có thể thấy đề thi dễ. Nhưng với các em ở khu vực nông thôn, miền núi, điều kiện học tập khó khăn thì đề có lẽ không dễ,” thầy Điệp nói. Cùng quan điểm này, bà Trần Thị Oanh, Phó hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Bắc Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, cũng cho rằng nên nhận định đề trên quan điểm của thí sinh có học lực bình thường. “Nói đề dễ nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn thí sinh của cả nước trượt tốt nghiệp. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các tỉnh miền núi vẫn thấp, năm 2009, có trường chỉ đạt 20%,” bà Oanh chia sẻ. Giảm mạnh thí sinh vi phạm quy chế Theo tổng hợp của Bộ, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, cả nước có 90 thí sinh vi phạm quy chế, giảm 209 trường hợp so với năm 2009 (năm 2009, tổng số thí sinh vi phạm quy chế là 299 em). Chỉ có duy nhất một cán bộ coi thi bị đình chỉ là một giám thị ở Bà Rịa-Vũng Tàu xé bài thi của thí sinh. Tuy nhiên, việc giảm mạnh số lượng thí sinh vi phạm này khiến không ít người băn khoăn vì nguyên nhân có thể do năm nay giảm thanh tra Bộ, tăng cường cho các sở giáo dục và đào tạo tự thanh tra các điểm thi của mình nên không nghiêm túc trong xử lý sai phạm. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định việc giảm thí sinh vi phạm không phải do giảm lực lượng thanh tra vì khi đi kiểm tra, Bộ thấy các hội đồng thi đều làm rất nghiêm túc. Cũng theo ông Hiển, việc thi nghiêm túc hay không thể hiện qua nhiều dấu hiệu, không phải chỉ là nhiều hay ít thí sinh bị kỷ luật. Năm nay, ở một số hội đồng vẫn có sai phạm nhưng nhìn chung nghiêm túc hơn so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009. Còn theo ông Trần Văn Nghĩa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm số lượng thí sinh sai phạm và Bộ “không xác định ngay được nguyên nhân nào là chủ yếu.” “Tuy nhiên, có thể thấy ý thức học tập của học sinh đã tăng lên sau ba năm thực hiện cuộc vận động chống gian lận trong thi cử,” ông Nghĩa khẳng định. Chưa thực hiện xét tuyển đại học từ điểm thi tốt nghiệp Theo lộ trình dự kiến, năm 2010, Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ gộp hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng làm một kỳ thi thống nhất và lấy điểm đó để xét tuyển đại học. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã cho biết dù số thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 đã giảm hơn so với những năm trước, đề thi cũng đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố lộ đề hay đề bị sai sót nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để tiến tới một kỳ thi quốc gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp nhận nhiều ý kiến lo ngại về việc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông chưa đủ nghiêm túc, đề thi tốt nghiệp chưa đủ sức phân loại thí sinh để làm tiêu chí xét tuyển thi đại học. Trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp, Bộ đã quyết định tạm thời lùi thời gian tổ chức một kỳ thi quốc gia tới thời điểm thích hợp hơn. Các thí sinh sẽ được báo trước một năm nếu có lộ trình tổ chức một kỳ thi thống nhất. Như vậy, tới năm 2011, các thí sinh sẽ vẫn thi hai kỳ thi riêng biệt./.
Hơn 500 thí sinh nghỉ thi vì ốm Kết thúc kỳ thi, theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 561 thí sinh bị ốm không thể dự thi. Ngoài ra, có 56 thí sinh bị tai nạn giao thông, 85 thí sinh đến muộn không được dự thi. Trong tổng số hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi, có trên 5.500 thí sinh bỏ thi, chiếm tỷ lệ 0,53%. Năm nay là năm có tỷ lệ thí sinh bỏ thi thấp nhất trong ba năm trở lại đây. |
Phạm Mai-N.Anh (Vietnam+)